Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quốc Oai: đảm bảo đời sống người dân “ốc đảo” Bến Vôi

Phương Nga
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mưa lớn và ảnh hưởng từ lũ rừng ngang tràn về khiến xóm Bến Vôi (Cấn Hữu, Quốc Oai) ngập ngập sâu trong nước, làm xáo trộn đời sống người dân. Huyện Quốc Oai đang thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, đảm bảo không để ai bị rơi vào cảnh khó khăn, thiếu thốn khi ngập lụt.

Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn đại diện MTTQ và các đoàn thể của huyện đã đến trực tiếp xóm Bến Vôi thăm hỏi, động viên và tặng quà người dân.
Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn đại diện MTTQ và các đoàn thể của huyện đã đến trực tiếp xóm Bến Vôi thăm hỏi, động viên và tặng quà người dân.

Sống chung với lũ, đảm bảo phương châm “4 tại chỗ”

Xóm Bến Vôi, thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu được mệnh danh là “ốc đảo” của huyện Quốc Oai, bởi mùa mưa năm nào cũng ngập lụt. Hiện cả xóm có 121 hộ dân đang sinh sống. Do ảnh hưởng của mưa lớn và lũ rừng ngang, khoảng gần 1 tuần nay cả xóm bị ngập sâu trong nước. Hiện mực nước vẫn đang có dấu hiệu dâng cao hơn. Khắp các con đường làng, ngõ xóm đều mênh mông trong nước, làm xáo trộn sinh hoạt, đi lại của người dân.

Ông Nguyễn Văn Hái, người dân xóm Bến Vôi cho biết: “Tôi năm nay đã hơn 70 tuổi và có chừng đó thời gian gắn bó với xóm Bến Vôi này. Do là vùng trũng thấp, ngày xưa là bến thuyền, trung chuyển vật liệu xây dựng, nên năm nào xóm cũng bị ngập lụt 1-2 lần”.

Mặc dù nước ngập nhưng nguồn nước sạch của các hộ dân vẫn đảm bảo.
Mặc dù nước ngập nhưng nguồn nước sạch của các hộ dân vẫn đảm bảo.

Cũng theo chia sẻ của ông Hái, do năm nào cũng ngập lụt, nên ảnh hưởng về kinh tế với người dân là không đáng kể, có chăng chỉ xáo trộn việc đi lại và sinh hoạt do các ngõ ngách và con đường dẫn vào xóm bị ngập. Khi có dấu hiệu nước lũ dâng cao, người dân đều chủ động di chuyển tài sản lên trên tầng hoặc vị trí cao hơn. Nhà cửa ở đây đều được xây cao hơn bình thường, gần 90% người dân trong xóm đều xây cốt nền nhà cao hơn mực nước báo động III trên sông Tích. Vì thế, chỉ khi nào nước lũ dâng cao vượt mức báo động III nước mới tràn vào nhà.

Đa phần các gia đình đều chủ động xây dựng nhà có cốt nền cao hơn mực nước lũ báo động III trên sông Tích. Nên nước không ngập vào trong nhà.
Đa phần các gia đình đều chủ động xây dựng nhà có cốt nền cao hơn mực nước lũ báo động III trên sông Tích. Nên nước không ngập vào trong nhà.

Chia sẻ về tình hình ngập lụt ở địa phương, Chủ tịch UBND xã Cấn Hữu Nguyễn Tiến Dũng cho biết, xóm Bến Vôi là một trong những khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng nếu có mưa lớn. Do đó, trước mỗi mùa mưa, người dân và chính quyền địa phương đều chuẩn bị các phương án “4 tại chỗ” để ứng phó. Mặc dù nước ngập nhưng không ảnh hưởng nặng tới kinh tế, đời sống người dân vẫn duy trì bình thường. Đặc biệt, năm 2019 xóm được đầu tư nâng cấp con đường nối trung tâm xã vào xóm cao hơn. Tuy nước dâng cao làm ngập con đường này, nhưng người dân vẫn có thể di chuyển chậm bằng cách đi bộ, hoặc đi xe máy từ xóm vào trong trung tâm xã.

Con đường dẫn từ trung tâm xã vào xóm Bến Hạ bị ngập, người dân chỉ có thể di chuyển chậm bằng cách đi bộ, xe máy.
Con đường dẫn từ trung tâm xã vào xóm Bến Hạ bị ngập, người dân chỉ có thể di chuyển chậm bằng cách đi bộ, xe máy.

Từ khi xảy ra tình trạng ngập úng, chính quyền địa phương đã áp dụng phương châm “4 tại chỗ” bao gồm lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và thực phẩm tại chỗ. Đảm bảo không để một ai bị rơi vào cảnh khó khăn, thiếu thốn khi ngập lụt.

Hiện các điều kiện sinh hoạt cơ bản như lương thực, thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt vẫn đảm bảo. Các hộ dân trong xóm Bến Vôi đã được đấu nối với nguồn nước sạch, nên nguồn nước sinh hoạt không bị ảnh hưởng nhiều.

Mặc dù ngập lụt, nhưng người dân nơi đây vẫn rất lạc quan.
Mặc dù ngập lụt, nhưng người dân nơi đây vẫn rất lạc quan.

Thăm hỏi, động viên kịp thời người dân

Để đảm bảo ổn định đời sống người dân, kịp thời động viên những gia đình bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, sáng 29/7, đoàn lãnh đạo UBND huyện, MTTQ và các đoàn thể của huyện đã đến trực tiếp xóm Bến Vôi thăm hỏi và tặng quà người dân. Trong đợt này, huyện tặng 119 suất quà, trong đó mỗi suất 20kg gạo, mỳ tôm 3 thùng, nước uống 3 thùng 20 lít.

Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Phạm Quang Tuấn cho biết, bên cạnh các phương án đảm bảo an toàn về phòng chống đê điều, UBND huyện cũng xây dựng các phương án hậu cần đảm bảo vật tư cung ứng hỗ trợ người dân các vùng bị ngập. Đặc biệt, trong các biện pháp cung ứng, huyện chú trọng đảm bảo an toàn thực phẩm, thức ăn, nước uống đầy đủ cho người dân. Bên cạnh nguồn nước sạch của TP đã được đấu nối tới các hộ dân, huyện cũng hỗ trợ nước uống đóng bình.

Đoàn lãnh đạo và các đoàn thể huyện Quốc Oai đã đến khảo sát tình hình tại xóm Bến Vôi, thăm và tặng quà người dân.
Đoàn lãnh đạo và các đoàn thể huyện Quốc Oai đã đến khảo sát tình hình tại xóm Bến Vôi, thăm và tặng quà người dân.

Cũng theo ông Phạm Quang Tuấn, sau khi nước rút huyện sẽ bố trí tổ y tế dự phòng tổ chức vệ sinh khử khuẩn môi trường, đảm bảo nguồn nước, thuốc men cho người dân trong quá trình ảnh hưởng bởi ngập lụt.

Theo báo cáo của UBND huyện Quốc Oai, do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và ảnh hưởng của rìa Bắc rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao, từ ngày 22/7 đến ngày 29/7/2024 trên địa bàn huyện Quốc Oai xảy ra mưa lớn xảy ra mưa lớn. Tổng lượng mưa do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và ảnh hưởng của rìa Bắc rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao, từ ngày 22/7 đến ngày 29/7/2024 là 479 mm. Trong đó ngày 20/7/2024 là 67mm; ngày 21/7 đến ngày 22/7 là 51m, ngày 24/7 là 250m;  ngày 28/7 là 80mm; đến 10h ngày 29/7 là 31mm.

Mực nước sông Tích tại trạm Vĩnh Phúc đến 7 giờ ngày 29/7/2024 là 8,3m (vượt mức báo động lũ cấp 3 là 0,3 m). Mực nước giữ tăng 0,02m so với hồi 17h00 ngày 28/7/2024.

Người dân trong thôn chủ động phương tiện đi lại bằng thuyền.
Người dân trong thôn chủ động phương tiện đi lại bằng thuyền.

Thời điểm ngập úng cao nhất toàn huyện là 504 hộ, 2385 nhân khẩu; trong đó: xóm Bến Vôi xã Cấn Hữu 121 hộ, 658 nhân khẩu (50 hộ nước vào đến trong nhà, 50 hộ nước ngập đến sân, 21 hộ nước không ngập); thôn 2 xã Phú Cát 56 hộ 239 nhân khẩu (7 hộ ngập sâu, còn lại 49 hộ ngập sân); thôn Thông Đạt xã Liệp Tuyết 171 hộ (có 10 hộ ngập sâu, còn lại bình thường), 765 nhân khẩu; xóm 2 Trại Nứa 19 hộ, 90 nhân khẩu; thôn Muôn xã Tuyết Nghĩa 164 hộ ..nhân khẩu (ngập sâu 56 hộ, ngập sân cổng 108) .

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Quốc Oai đã ban hành lệnh báo động III trên sông Tích và báo động I trên sông Đáy đến Ban chỉ huy phòng PCTT&TKCN các xã, Trưởng các tuyến đê, các ngành và cán bộ đư­ợc giao nhiệm vụ thi hành. Ban hành văn bản cấm các phương tiện cơ giới lưu thông trên đê Tích (Số 07/BCH ngày 24/7/2024 của BCH PCTT&TKCN huyện). 

Ban chỉ huy đã ban hành Công điện số 03/CĐ-BCH ngày 25/7/2024 tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 02 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới.

Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã chỉ đạo Xí nghiệp thủy lợi Quốc Oai, các HTX Nông nghiệp vận hành các Trạm bơm tiêu, máy bơm dã chiến. Cụ thể, đến 7h ngày 29/7/2024 đang cho cho chạy 12 trạm bơm tiêu/16 trạm bơm tiêu với 36 tổ máy đang hoạt động.

Tạm dừng tiêu tại trạm bơm đồng Mạ và trạm bơm Muôn ro (do tràn bờ đê, trạm bơm trong đồng phải nâng máy để chống ngập máy trong trạm bơm).

Đến 11h ngày 29/7/2024, trên địa bàn huyện ngập 789 ha diện tích cây trồng nông nghiệp. Trong đó: 609ha lúa; 52 ha cây màu, 128 ha cây ăn quả).

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, chủ động ứng phó với lũ rừng ngang từ Hòa Bình dồn về và tổng hợp số liệu thiệt hại (nếu có) về phòng Kinh tế để báo cáo UBND huyện.