Doanh nghiệp bán hàng đa cấp giảm hơn 50%
Thông tin từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), sau thời gian rà soát hoạt động BHĐC, liên tiếp các DN bị tước giấy phép hoặc tự xin chấm dứt hoạt động. Đến nay, cả nước còn 33 DN đăng ký BHĐC hoạt động, giảm hơn một nửa so với đầu năm 2016 (67 DN).Trước những diễn biến phức tạp của hoạt động BHĐC, các cơ quan quản lý, đặc biệt là TP Hà Nội đã tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động này. Sở Công Thương Hà Nội đã chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường phối hợp chặt chẽ với các địa phương giám sát việc tổ chức hội nghị giới thiệu sản phẩm, tập huấn cho người BHĐC…
Trong năm 2017 qua kiểm tra, Sở Công Thương Hà Nội đã phát hiện 9 DN không có trụ sở hoạt động BHĐC tại Hà Nội nhưng lại hoạt động kinh doanh trên địa bàn; ra quyết định xử phạt các DN BHĐC vi phạm với số tiền lên đến 1,5 tỷ đồng. Qua đó đưa Hà Nội là địa phương đứng đầu cả nước trong việc xử phạt DN BHĐC vi phạm. Hiện Hà Nội chỉ còn với 28 DN BHĐC, mặt hàng kinh doanh đa cấp chủ yếu là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ gia dụng... Trong đó trên 80% số DN đã đăng ký kinh doanh đa cấp thực phẩm chức năng.Siết chặt quản lý bán hàng đa cấpMặc dù số lượng các DN BHĐC đã giảm, tuy nhiên dấu hiệu vi phạm, lừa đảo và biến tướng trong hoạt động BHĐC vẫn diễn ra phức tạp với nhiều hình thức tinh vi hơn như kinh doanh tiền ảo theo hình thức đa cấp… Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Thanh Hải cho biết: Kết quả kiểm tra cho thấy, các hành vi vi phạm phổ biến bị phát hiện và xử lý trong BHĐC gồm: Vi phạm trong cấp bổ sung, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; thay đổi giấy chứng nhận, hoạt động đào tạo người tham gia; quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng; duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng BHĐC, mã số kinh doanh đa cấp đối với cùng một người tham gia BHĐC…Nhằm khắc phục những bất cập này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức BHĐC thay thế cho Nghị định 42/2014/NĐ-CP. Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) Trịnh Anh Tuấn cho biết: Nghị định số 40/2018/NĐ-CP không chỉ khắc phục những bất cập mà còn siết chặt kỷ cương trong việc quản lý BHĐC, loại bỏ những DN lợi dụng BHĐC để lừa đảo người tiêu dùng.
Theo đó, để được đăng ký hoạt động, DN phải có 10 tỷ đồng ký quỹ tại ngân hàng thay vì chỉ cần 5 tỷ đồng như trước. DN phải có hệ thống công nghệ thông tin - vận hành trên máy chủ đặt tại Việt Nam - quản lý mạng lưới người tham gia BHĐC, có trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về DN, hoạt động…Nghị định 40 cũng quy định rõ, DN phải tự chịu trách nhiệm tuân thủ quy định về điều kiện kinh doanh, lưu hành hàng hóa; không cho phép ký gửi hàng hóa, buộc các bên phải giao nhận hàng hóa sau khi thanh toán; phải xuất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng. Để kiểm soát BHĐC, mọi giao dịch đều phải được thanh toán qua tài khoản của ngân hàng, không cho phép trả bằng tiền mặt như thời gian qua. Đồng thời quy định mới cũng tăng quyền xử lý vi phạm BHĐC cho địa phương. “Cơ quan quản lý tại địa phương có quyền thu hồi xác nhận đăng ký hoạt động nếu DN có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động BHĐC”- ông Trịnh Anh Tuấn nêu rõ.Thực tế cho thấy, 100% DN BHĐC đang hoạt động sẽ phải bổ sung hoàn thiện hồ sơ để đáp ứng điều kiện mới tại Nghị định 40. DN có 9 tháng để bổ sung hoàn thiện hồ sơ và gửi lên Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng. Nếu sau thời hạn này, DN không đủ điều kiện sẽ bị chấm dứt hoạt động.
Nghị định mới thể hiện sự cố gắng, nỗ lực khắc phục những lỗ hổng về mặt pháp luật liên quan tới quản lý hoạt động BHĐC. Tuy nhiên, cũng không loại trừ DN BHĐC tìm cách lách luật, vì vậy phải có đội ngũ thanh, kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động này ngay từ địa phương.Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng |