Quy định mới về hoạt động giám sát và đánh giá đầu tư

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2015/NĐ-CP về hoạt động giám sát và đánh giá đầu tư, thay thế Nghị định 113/2009/ND-CP ngày 15/12/2009. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2015.

Nghị định 84/2015/ND-CP quy định về giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư, giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát đầu tư của cộng đồng đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.

Chi phí giám sát, đánh giá đầu tư, điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn giám sát, đánh giá dự án đầu tư. Điều kiện năng lực của cơ sở đào tạo đánh giá dự án đầu tư. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định này, việc giám sát, đánh giá đầu tư phải thực hiện theo nguyên tắc:  Đúng đối tượng, phạm vi, nội dung giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định.

Không gây cản trở công việc của các đối tượng chịu sự giám sát và đánh giá đầu tư. Phải có các tiêu chuẩn, tiêu chí và hồ sơ, tài liệu hợp lệ làm cơ sở cho việc giám sát, đánh giá; các thông tin phục vụ công tác giám sát, đánh giá đầu tư phải đầy đủ, kịp thời, chuẩn xác, trung thực và minh bạch. Phải xem xét toàn diện, đồng bộ các vấn đề liên quan đến quá trình đầu tư; việc xem xét, đánh giá phải có đủ căn cứ, tài liệu.

Ngoài ra, phải có phương pháp khoa học phù hợp với đối tượng và nội dung đánh giá; các giải pháp, đề xuất kiến nghị phải thiết thực, cụ thể và bảo đảm tính khả thi và kết quả giám sát, đánh giá phải được xử lý và phản hồi tích cực và phải được lưu trữ một cách hệ thống.

Nghị định này cũng quy định về giám sát và đánh giá hoạt động đầu tư ra nước ngoài, theo đó trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc về: Nhà đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt tại quyết định đầu tư. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án trong phạm vi quản lý.

Theo đó, nhà đầu tư  tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án và báo cáo các nội dung: Việc thực hiện thủ tục đầu tư kinh doanh tại nước ngoài. Tình hình thực hiện dự án; Tình hình khai thác, vận hành dự án; Việc thực hiện các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Kinh tế đô thị cuối tuần