Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quy định mới về Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn

Kinhtedothi - Bộ VHTT&DL vừa ban hành Thông tư 08/2024/TT-BVHTTDL ngày 18/10/2024 quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2024, thay thế Thông tư số 15/2013/TT-BVHTTDL.

Thông tư 08/2024/TT-BVHTTDL quy định cụ thể về thẩm quyền thành lập Hội đồng. Theo đó, Hội đồng của Bộ VHTT&DL do Bộ trưởng Bộ VHTT&DL quyết định thành lập; số lượng tối thiểu từ 7 thành viên trở lên. Hội đồng của tỉnh, TP trực thuộc T.Ư do Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc T.Ư quyết định thành lập; số lượng tối thiểu từ 7 thành viên trở lên.

Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực biểu diễn thực hiện chức năng tư vấn cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định đối với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Ảnh: Minh An

Như vậy, so với Thông tư số 15/2013/TT-BVHTTDL thì Thông tư 08/2024/TT-BVHTTDL không còn quy định về Hội đồng nghệ thuật của Cục Nghệ thuật biểu diễn; Hội đồng nghệ thuật của Sở VHTT&DL; Hội đồng nghệ thuật của Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành ở T.Ư và địa phương; Hội đồng nghệ thuật của đơn vị nghệ thuật T.Ư, địa phương và các đơn vị nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang.

Theo Thông tư 08/2024/TT-BVHTTDL, thành phần của Hội đồng gồm đại diện lãnh đạo cơ quan Nhà nước, nhà quản lý, chuyên gia có uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Hội đồng hoạt động theo nhiệm kỳ, có thời hạn ít nhất là 3 năm.

Trường hợp hoạt động biểu diễn nghệ thuật có yếu tố phức tạp, cần sự phối hợp của các ngành, lĩnh vực liên quan, Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền) đề xuất người có thẩm quyền thành lập Hội đồng mời thêm chuyên gia để lấy ý kiến tư vấn cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực biểu diễn thực hiện chức năng tư vấn cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định đối với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Hội đồng có nhiệm vụ phân tích, đánh giá, nhận định các hoạt động biểu diễn nghệ thuật có sử dụng ngân sách Nhà nước khi người đứng đầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị theo quy định của pháp luật.

Đồng thời phân tích, đánh giá, nhận định các hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn quy định tại Nghị định số 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

Thông tư 08/2024/TT-BVHTTDL có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2024, thay thế Thông tư số 15/2013/TT-BVHTTDL ngày 24/12/2013 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ