Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quy định số trẻ tối đa trong các lớp mẫu giáo

Kinhtedothi - Nhóm trẻ từ 3-12 tháng tuổi chỉ có 15 trẻ trong một nhóm; nhóm trẻ từ 13-24 tháng chỉ được có 20 trẻ trong một nhóm và nhóm trẻ từ 25-36 tháng tuổi chỉ được có tối đa 25 trẻ trong một nhóm...
Đó là những thông tin trong thông tư liên tịch Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, vừa được Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ thông qua chiều 11/3.

Thông tư liên tịch này có phạm vi điều chỉnh là các cơ sở giáo dục công lập như trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập căn cứ điều kiện thực tế của đơn vị để vận dụng các quy định tại thông tư này.

Theo đó, đối với nhóm trẻ từ 3-36 tháng tuổi, Thông tư quy định số trẻ trong một nhóm chỉ có 15 trẻ từ 3-12 tháng tuổi; nhóm trẻ từ 13-24 tháng chỉ được có 20 trẻ trong một nhóm và nhóm trẻ từ 25-36 tháng tuổi chỉ được có tối đa 25 trẻ trong một nhóm.

Đối với lớp mẫu giáo có trẻ từ 3-6 tuổi, Thông tư cũng quy định rõ số lượng trẻ tối đa theo từng độ tuổi như lớp mẫu giáo 3-4 tuổi chỉ có tối đa 25 trẻ; lớp mẫu giáo 4-5 tuổi chỉ có tối đa 30 trẻ và lớp mẫu giáo 5-6 tuổi chỉ có tối đa 35 trẻ.

 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có một trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sỹ số của nhóm, lớp được giảm năm trẻ và mỗi nhóm, lớp không được có quá hai trẻ khuyết tật.

Thông tư cũng quy định rõ danh mục khung vị trí việc làm trong nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non gồm các nhóm vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý, điều hành là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; nhóm vị trí việc làm gắn với các nhiệm vụ hoạt động nghề nghiệp là giáo viên mầm non; nhóm vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ như kế toán, văn thư, y tế và thủ quỹ.

Căn cứ khối lượng công việc của nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non mà các vị trí việc làm quy định này có thể bố trí kiêm nhiệm.

Về giáo viên đứng lớp, Thông tư nêu rõ những nơi bố trí đủ số trẻ tối đa theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo thì bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ; bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp đối với lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày và tối đa 1,2 giáo viên/lớp đối với lớp mẫu giáo học 1 buổi/ngày.

Những nơi không đủ trẻ để bố trí theo quy định thì định mức giáo viên sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

Về các vị trí kế toán, văn thư, thủ quỹ, y tế, Thông tư quy định nhà trẻ có 100 trẻ trở lên; trường mẫu giáo, trường mầm non có chín nhóm, lớp trở lên đối với vùng trung du, đồng bằng, thành phố hoặc có sáu nhóm, lớp trở lên đối với vùng miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa ba người. Dưới số lượng học sinh này, được bố trí tối đa hai người.

Thông tư cũng quy định rõ về số lượng lao động hợp đồng theo số lượng trẻ cũng như nhu cầu, kinh phí của cơ sở giáo dục như vị trí nấu ăn, bảo vệ nhưng không vượt quá số lượng được quy định.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giấc mơ du học Mỹ có nguy cơ bị chặn đứng: học sinh nên làm gì?

Giấc mơ du học Mỹ có nguy cơ bị chặn đứng: học sinh nên làm gì?

29 May, 09:35 AM

Kinhtedothi – Thông tin chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu tạm dừng phỏng vấn cấp visa du học khiến rất nhiều học sinh ôm giấc mơ du học Mỹ hoang mang, lo lắng. Trong tình huống khó lường này, học sinh nên làm gì để giải tỏa tâm lý và tăng cơ hội cho bản thân?

Thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn: những quy tắc “vàng”

Thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn: những quy tắc “vàng”

29 May, 08:46 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là kỳ thi đầu tiên theo Chương trình GDPT 2018; trong đó ngữ liệu trong đề thi ngữ văn sẽ không nằm trong SGK. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình ngữ văn 2018, Tổng chủ biên sách Ngữ văn THPT (bộ Cánh Diều) đã gửi đến học sinh lớp 12 các nguyên tắc khi làm bài thi môn này.

Bộ GD&ĐT chia sẻ về phương pháp bách phân vị trong quy đổi điểm tương đương

Bộ GD&ĐT chia sẻ về phương pháp bách phân vị trong quy đổi điểm tương đương

28 May, 06:08 PM

Kinhtedothi – Theo quy chế tuyển sinh đại học, các cơ sở đào tạo phải quy đổi điểm tương đương để đảm bảo đánh giá năng lực thí sinh một cách công bằng giữa các phương thức xét tuyển. Phương pháp được Bộ GD&ĐT đưa ra là bách phân vị. Đại diện Bộ GD&ĐT đã chia sẻ rõ hơn về nội dung này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ