Monday, 08:52 11/09/2017
Quy định về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ: Sẽ không còn “vàng thau lẫn lộn”
Kinhtedothi - Sẽ không còn “vàng thau lẫn lộn”, giúp loại bỏ những “con sâu làm rầu nồi canh” ra khỏi bộ máy là nhận định của nhiều chuyên gia uy tín về hai quy định mới đây của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ.
Thêm “bộ lọc” để soi chiếu
Thực tế cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, chưa bao giờ công tác cán bộ có những vấn đề bức xúc đặt ra như hiện nay. Tình trạng chạy chức, chạy quyền; bổ nhiệm người nhà, người thân không đủ tiêu chuẩn vào các vị trí lãnh đạo quản lý; nhất là tình trạng tham vọng quyền lực, tham nhũng... đang là những vấn đề "nóng" diễn ra ở không ít cơ quan, đơn vị, địa phương. Vì thế mà hơn lúc nào hết, Đảng đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng; công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí đã có những kết quả ban đầu. Một số đảng viên giữ cương vị lãnh đạo đã phải chịu các hình thức kỷ luật nghiêm khắc dù đang đương chức hay đã nghỉ hưu. Chính vì vậy, việc Bộ Chính trị ban hành hai quy định là hết sức cần thiết, thêm lần nữa khẳng định quyết tâm đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong công tác cán bộ của Đảng.
Nguyên Thứ trưởng bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa (ảnh trái) và nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam Trịnh Xuân Thanh (ảnh phải). |
Đây không chỉ là thước đo để Đảng đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ mà còn là mục tiêu để mỗi cán bộ, đảng viên phấn đấu; là căn cứ để đồng chí, đồng đội đánh giá lẫn nhau; là cơ sở để Nhân dân đối chiếu giúp Đảng xây dựng đội ngũ cán bộ. Ý nghĩa của các quy định mới này rất lớn. Nếu tuyên truyền hiệu quả, thực hiện bài bản, khoa học, Đảng có thể huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sức mạnh Nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ cho mình, trong đó có đội ngũ cán bộ kế cận, nhất là cán bộ cấp chiến lược. PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ Nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Có lựa chọn được đội ngũ cán bộ xứng đáng, có tâm, có tầm, có trí hay không, phải dựa vào dư luận xã hội, nhất là đánh giá của người dân. Việc lựa chọn cán bộ xét đến cùng là bằng thước đo hiệu quả, có phục vụ Nhân dân tốt hay không, có được Nhân dân tín nhiệm hay không. Đánh giá của Nhân dân là đánh giá trung thực và khách quan nhất. Đảng phải căn cứ vào đó để lựa chọn, bồi dưỡng, đồng thời kiểm tra, sàng lọc đội ngũ cán bộ. GS.TS Hoàng Chí Bảo Nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận T.Ư |