Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quy hoạch luôn là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên để phát triển

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 2/7, Tiến sỹ Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP, đã trực tiếp giảng tại lớp dự nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý thành phố về Chương trình 06/TU "Đẩy mạnh công tác quy hoạch (QH), xây dựng và quản lý đô thị TP Hà Nội, giai đoạn 2011-2015" - Kết quả 3 năm triển khai thực hiện và những giải pháp trong thời gian tới.

Nhấn mạnh tương lai phát triển của Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo khẳng định, QH chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa  rất quan trọng. Từ đây, Hà Nội trở thành một đô thị đặc biệt, với tổ chức không gian đô thị theo mô hình chùm đô thị, gồm khu đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia.
Tiến sỹ Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP, đã trực tiếp giảng tại lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý thành phố
Tiến sỹ Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP, giảng tại lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý thành phố .
Theo Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo, mục tiêu của quy hoạch này là, xây dựng thủ đô phát triển, không chỉ là trung tâm chính trị hành chính đầu não quốc gia, mà phải trở thành trung tâm lớn về văn hóa, kinh tế, du lịch, thương mại trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo hướng Hà Nội trở thành thành phố Xanh – văn hiến – văn minh - hiện đại cùng hàng loạt các chỉ tiêu cao trên nhiều lĩnh vực.

Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho biết,  đến nay TP mới thực hiện được 40% quy hoạch phải làm, kết quả này chưa đáp ứng yêu cầu. Đồng chí đề nghị, các cấp, các ngành, các địa phương cần, xác định công tác QH là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên để  tìm biện pháp huy động nguồn lực đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng QH, quản lý, thực hiện tốt QH, giảm thiểu những vấn đề phát sinh của đô thị hiện đại. QH thành công cần hội tụ đủ các yếu tố (ý chí của người lãnh đạo, kiến thức của chuyên gia và ý thức của cộng đồng); QH lại phải tôn trọng cái hiện có và sắp xếp cái mới cho phù hợp. Đây là điều rất khó, nên rất cần  sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình xây dựng triển khai thực hiện QH. Đồng chí mong muốn các học viên tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác quy hoạch Thủ đô; chủ động nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn trong công tác quản lý QH, góp phần xây dựng Thủ đô phát triển bền vững.