Bản án Dân sự nếu dừng lại ở cấp sơ thẩm thì sẽ có hiệu lực khi hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà đương sự không có kháng cáo, viện kiểm sát không có kháng nghị. Đối với cấp xét xử phúc thẩm thì bản án sẽ có hiệu lực ngay sau khi Hội đồng xét xử tuyên án.
Đối với giai đoạn xét xử phúc thẩm, Tòa án sẽ chỉ tiến hành khi có đương sự kháng cáo hoặc viện kiểm sát kháng nghị đối với bản án sơ thẩm trong thời hạn luật định. Điều này được hiểu rằng, sau khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, các đương sự sẽ không còn quyền kháng cáo kể cả khi phát hiện ra chứng cứ mới hoặc các vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, các đương sự vẫn còn quyền làm đơn yêu cầu kháng nghị bản án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Vậy quyền của đương sự trong việc yêu cầu kháng nghị bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật, thẩm quyền của các cơ quan liên quan được quy định như thế nào. Bộ luật Tố tụng Dân sự sẽ là cơ sở để xem xét cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện kháng nghị bản án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Quyền của đương sự trong việc kháng nghị giám đốc thẩm:
“Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm”.
Quyền của đương sự trong kháng nghị tái thẩm bản án dân sự:
“Đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 354 của Bộ luật này”.
Điểm chung của đương sự trong quá trình kháng nghị tái thẩm hoặc giám đốc thẩm bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật là họ chỉ có quyền nộp đơn yêu cầu kháng nghị theo thủ tục tái thẩm hoặc giám đốc thẩm đến người có thẩm quyền khi phát hiện ra căn cứ theo quy định của pháp luật.
Trong việc nộp đơn yêu cầu kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, đương sự cần hết sức lưu ý đến thời hạn khi pháp luật quy định tối đa là 01 năm kể từ ngày bản án dân sự có hiệu lực pháp luật. Đối với vụ việc có căn cứ kháng nghị tái thẩm thì đương sự không chịu sự quy định của thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án dân sự có hiệu lực pháp luật.
Đương sự không được kháng nghị tái thẩm hoặc giám đốc thẩm mà chỉ có thể nộp đơn yêu cầu cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vậy, chúng ta cần biết cơ quan nào sẽ có thẩm quyền trong việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bản án Dân sự đã có hiệu lực pháp luật.
Với kháng nghị giám đốc thẩm bản án dân sự:
“1. Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án Nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Nhân dân cấp tỉnh, Tòa án Nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.”
Thẩm quyền kháng nghị tái thẩm Bản án Dân sự:
“1. Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án Nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Nhân dân cấp tỉnh, Tòa án Nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
3. Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.”.
Căn cứ vào quy định về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm, có thể nhận thấy một điểm chung là việc kháng nghị sẽ do những người đứng đầu các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát tiến hành. Cần lưu ý phân biệt giữa Kháng nghị giám dốc thẩm, tái thẩm với thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm bản án vì đây là hai quy trình khác nhau mặc dù được tiến hành trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm.
Có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm không có nghĩa là vụ án sẽ được giải quyết nhanh chóng.
Trên thực tế, đã có nhiều vụ án dân sự được kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, điểm chung đều là những vụ án có tình tiết phức tạp, tính chất tranh chấp kéo dài, nhiều đương sự và các tài liệu, chứng cứ không rõ ràng hoặc việc thu thập vô cùng khó khăn. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều vụ án Dân sự sau khi được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì lập tức rơi vào bế tắc khiến các đương sự vô cùng mệt mỏi.
Yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải kịp thời.
Giám đốc thẩm và tái thẩm là một quy trình tố tụng phức tạp, không thể chỉ trong một bài viết hay một buổi thảo luận có thể nêu hết được. Để việc yêu cầu kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm kịp thời và đạt kết quả cao nhất, đương sự cần phải nhanh chóng nộp đơn yêu cầu sau khi bản án Dân sự có hiệu lực pháp luật. Trường hợp chưa hiểu rõ thì đương sự nên nhờ người có hiểu biết tư vấn, nghiên cứu.
Là một tổ chức hành nghề tư vấn pháp luật, chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi nội dung cần giải đáp cũng như các hồ sơ, tài liệu của quý khách hàng. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo các thông tin sau:
Công ty Luật Dương Khôi Minh
Địa chỉ: Số 7-9, Ngõ 87 Phố Yên Duyên, P. Yên Sở, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội
Website: https://luatduongkhoiminh.com/
Số điện thoại Hotline: 0906.238.583 - 0904.680.383.