Chùm kịch bắt đầu bằng câu chuyện "Của hiếm" với nội dung một công ty hoạt động dưới sự chỉ đạo của phường, nhưng về nhân sự thì toàn… bộ phận lãnh đạo. Chỉ có mỗi một nhân viên duy nhất là… bảo vệ. Hai mươi năm chưa làm được một việc gì. Thông điệp được đưa ra là: Lãnh đạo nhiều hơn nhân viên."Bán ghế tầm sư" kể về câu chuyện mua ghế và mua chức tước (dù to hay nhỏ), qua một cửa hàng bán ghế là ta hình dung được về xã hội. Loại người nào thì mua ghế nấy, bi hài đủ kiểu…Tiết mục hài kịch thứ ba mang tiêu đề "Bảo bối" kể về câu chuyện "thủ tục" ở phường và điển hình tiêu biểu cho cách "hành dân" của những công bộc nhà nước, được miêu tả chân thực và rõ nét ở đây. Với những cán bộ "công sở" và cách "ứng xử" tai quái như vậy, thì đó chỉ có thể là "đặc sản" của phường. "Bảo bối" ở đây chính là cách hành dân của nhiều năm tích cóp, của cơ chế bao nhiêu năm để lại với các thủ tục nhiêu khê, vô cảm."Thời thế thế thời" là câu chuyện màn kết. Với nạn "con ông cháu cha", đương nhiên chễm chệ làm lãnh đạo vẫn đúng trong câu chuyện này. Mặc dù không đủ đạo đức, tài năng và phẩm hạnh nhưng họ vẫn là những thành phần cốt cán trong bộ máy nhà nước. Những chỉ đạo xa rời thực tế, oái oăm, lố bịch vẫn được đưa ra dưới sự lãnh đạo của các giám đốc "con ông cháu cha", thích chơi hơn thích làm. Và đặc biệt, khi có khuyết điểm rồi, thì họ đương nhiên được điều chuyển công tác, với vị trí cao hơn…
''Chuyện phường'' được đánh giá có nhiều tiết mục chọc cười hấp dẫn. |