Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ra mắt phim 3D mapping “Sử đá lưu danh” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Kinhtedothi - Tối 28/11, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám ra mắt bộ phim 3D mapping “Sử đá lưu danh”.

Ra mắt đúng vào dịp kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/1), “Sử đá lưu danh” không chỉ là điểm nhấn độc đáo tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám mà còn khẳng định vai trò của công nghệ hiện đại trong việc làm sống lại giá trị di sản theo cách sáng tạo, gần gũi với thế hệ trẻ hôm nay.

TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phát biểu. Ảnh: Cẩm Tú

TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết: “Với mong muốn tiếp tục phát huy giá trị của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chúng tôi đã nghiên cứu, tìm tòi để ra mắt những chương trình mới phục vụ khách tham quan. Đây là cách để lan tỏa tình yêu di sản, truyền cảm hứng học tập và trân trọng tri thức đối với công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ".

Nội dung bộ phim kể về một chú rùa đi tìm kiếm những giá trị ẩn sau lớp mặt đá im lìm của 82 bia tiến sĩ. Trong phim, chú rùa đã khám phá ra rằng mỗi tấm bia chính là một pho sử viết về các kỳ thi và những người đỗ đạt khoa bảng. Sau khi bái sư và nhận được một cuốn sách quý, chú phải vượt qua thử thách khi một cơn giông lốc bất ngờ cuốn bay các trang sách.

Hình ảnh trong phim 3D mapping "Sử đá lưu danh". Ảnh: Cẩm Tú

Trong hành trình nhặt lại từng trang, chú nhận ra nội dung cuốn sách chính là những dòng chữ trên bia đá. Tuy nhiên, một luồng sáng kỳ bí biến cuốn sách thành tảng đá thô ráp, đặt chú trước một thử thách lớn hơn.

Nhờ sự giúp sức của đàn chim gõ kiến - hóa thân thành những bàn tay nghệ nhân chạm khắc, tảng đá dần biến thành một tấm bia tiến sĩ hoàn chỉnh, biểu tượng cho trí tuệ, sự kiên trì và giá trị trường tồn của tri thức. Chú rùa hân hoan ôm lấy tấm bia như một món quà quý giá trong khi rất nhiều chú rùa khác cũng từ xa chạy đến với một tấm bia tiến sĩ trên tay.

Hình ảnh đắt giá nhất phim là khi các tấm bia tiến sĩ bay lên, hóa thành những cuốn sách giữa không trung rồi trở lại dáng hình bia đá trên lưng rùa. Quá trình biến hóa liên tục này mang đến thông điệp ý nghĩa: mỗi tấm bia không chỉ là khối đá vô tri mà là một pho sử sống động, lưu giữ truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.

Triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ươm mầm khát vọng hiền tài”

Triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ươm mầm khát vọng hiền tài”

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trực tiếp: Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là Hồ Chí Minh”

Trực tiếp: Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là Hồ Chí Minh”

18 May, 08:14 PM

Kinhtedothi - Tối 18/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là Hồ Chí Minh” được tổ chức tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Chương trình do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài truyền hình Việt Nam, UBND TP Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025). Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam; tiếp sóng trên các kênh truyền hình Trung ương, địa phương và các nền tảng truyền thông số.

NSND Thu Hiền: Tôi hát bằng cả trái tim những ca khúc về Bác

NSND Thu Hiền: Tôi hát bằng cả trái tim những ca khúc về Bác

18 May, 06:42 PM

Trong những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước cùng hướng về dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giọng ca của NSND Thu Hiền lại vang lên sâu lắng, dạt dào cảm xúc. Bà là một trong những nghệ sĩ thể hiện thành công nhiều tác phẩm về Bác.

Chuyện về những ngôi đền thờ Bác giữa vòng vây của giặc 

Chuyện về những ngôi đền thờ Bác giữa vòng vây của giặc 

18 May, 06:08 PM

Kinhtedothi - Là những tỉnh ở cuối trời Tổ Quốc, Cà Mau, Bạc Liêu trong chiến tranh đã chịu sự đàn áp khốc liệt của Mỹ - Ngụy. Càng trong những năm tháng khó khăn, gian khổ, tấm lòng kính yêu của quân và dân đối với Bác càng lớn và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Năm 1969, khi hay tin Bác mất, đã có nhiều Đền thờ Bác được người dân dựng lên công khai giữa vòng vây của kẻ thù.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ