Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Rà soát, điều chỉnh nội dung giảng dạy cấp tiểu học

Kinhtedothi - Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị ngày 23/3, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài cho rằng, việc triển khai mô hình giảng dạy trực tuyến cấp tiểu học vừa thể hiện tính chủ động vừa là giải pháp tình thế. Hiện, Bộ GD&ĐT đang tổ chức rà soát để đánh giá, điều chỉnh phù hợp.
  Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài
Ông có đánh giá như thế nào về việc nhiều địa phương bắt đầu triển khai ôn tập, giảng dạy trực tuyến, trên truyền hình cho học sinh cấp tiểu học?
- Về tinh thần chung, Bộ GD&ĐT rất khuyến khích các địa phương xây dựng, triển khai các mô hình giảng dạy sáng tạo, hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ vào giảng dạy trực tuyến hay qua hệ thống truyền hình hiện nay cho học sinh cấp tiểu học là giải pháp vừa thể hiện tính chủ động trong đào tạo và tính tình thế khi cả nước đang tích cực cùng phòng, chống dịch Covid-19.
Có ý kiến hoài nghi rằng, ở lứa tuổi tiểu học chưa thể áp dụng rộng rãi mô hình giảng dạy trực tuyến hoặc nếu có thì cần triển khai nhiều giải pháp cùng lúc với sự kèm cặp chặt chẽ từ giáo viên, cha mẹ học sinh. Ông nhận định thế nào về nội dung này?
- Đúng là học sinh cấp tiểu học còn quá nhỏ để giao hay làm chủ công nghệ trong học tập. Bởi vậy, khi xây dựng chương trình đào tạo, cơ quan chức năng đã tính toán rất kỹ các yếu tố liên quan. Học sinh ở lứa tuổi này chỉ có lượng kiến thức vừa phải, giáo viên cùng phụ huynh xây dựng các thói quen, kỷ luật học tập và tạo dựng niềm đam mê cho học sinh tìm tòi, yêu thích các giờ giảng.
Đặt giả thiết dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trong thời gian dài, phía Bộ GD&ĐT có điều chỉnh gì để học sinh vẫn đảm bảo được chương trình học tập không, thưa ông?
- Hiện tại, Bộ GD&ĐT đang tổ chức rà soát trên diện rộng các nội dung đào tạo để có những đánh giá, điều chỉnh. Hướng rà soát, đánh giá sẽ tập trung ưu tiên thời lượng kiến thức cốt lõi, lược nội dung mang tính nâng cao và thiết kế bài giảng, nội dung học tập thành các chủ đề. Việc làm này vừa giúp giản tiện bài giảng, tiết kiệm thời gian vừa giảm tải song vẫn đảm bảo kiến thức cơ bản cho học sinh.
Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, các lớp học trực tuyến hay truyền hình hiện chưa thể thay thế mô hình đào tạo truyền thống. Sau khi học sinh trở lại trường, các trường phải tổ chức đánh giá lại toàn bộ quá trình học tập qua trực tuyến hay truyền hình, từ đó, cơ quan quản lý sẽ cân nhắc, xem xét, điều chỉnh các phương pháp đào tạo tiếp theo.
Xin cảm ơn ông!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: nam sinh trúng học bổng hơn 20 trường đại học nước ngoài

Vĩnh Phúc: nam sinh trúng học bổng hơn 20 trường đại học nước ngoài

12 Jun, 12:45 PM

Kinhtedothi - Em Nguyễn Hải Đăng, học sinh lớp 12A13 chuyên Pháp, Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc đã trúng tuyển hơn 20 trường đại học lớn của nước ngoài. Thành tích học tập đáng nể cùng thái độ sống tích cực của cậu học trò này xứng đáng là tấm gương để nhiều bạn trẻ noi theo.

TP Hồ Chí Minh: kiểm điểm cô giáo Trường THPT Nguyễn Công Trứ vì có hành vi đi ngược lại tinh thần của Luật Trẻ em

TP Hồ Chí Minh: kiểm điểm cô giáo Trường THPT Nguyễn Công Trứ vì có hành vi đi ngược lại tinh thần của Luật Trẻ em

11 Jun, 02:28 PM

Kinhtedothi - Trường hợp một học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Công Trứ (quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) nghi bị rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ đến mức xin nghỉ học sau khi liên tục bị giáo viên chủ nhiệm gây áp lực tinh thần. Gia đình cho rằng, nguyên nhân xuất phát từ việc phụ huynh từng phản ứng cách xử lý của giáo viên đối với con mình.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ