Đây là con số không nhỏ. Có một số vướng mắc dai dẳng mà nhiều năm nay, làm nhiều cách để gỡ vướng, nhưng chưa giải quyết được là bao” - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nhân NVV Việt Nam Tô Hoài Nam bày tỏ tại buổi tọa đàm “Tháo gỡ nút thắt trong tiếp cận vốn tín dụng của các DN tư nhân”, chiều 26/7.
Đừng chăm chăm vào tài sản thế chấp
Theo TS Nguyễn Minh Phong, có 3 lý do khách quan đến thời điểm này chỉ có 30% DN NVV vay được vốn ngân hàng. Thứ nhất, bản thân DN có vốn tự có, hoặc vay từ người thân, gia đình, có hoạt động kinh doanh nhỏ chưa có chiến lược dài hạn nên không muốn vay ngân hàng. Thứ hai rất có thể lãi vay đã hạ nhưng còn cao so với khả năng của họ và thứ ba không đủ điều kiện thế chấp hoặc tạo được niềm tin cho ngân hàng. Ông Nguyễn Minh Phong cho rằng lý do cuối này nhiều hơn. Ngân hàng Nhà nước (NHNN đã giảm lãi suất cho vay nhưng DN cần thủ tục hành chính, tiếp cận được vốn vay, mở lối ra để vay tín chấp và cho họ tiếp cận nhiều hơn vốn trung và dài hạn.
Theo ông Trần Văn Tần - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), NHNN đã chỉ đạo rất quyết liệt để các NH tạo điều kiện cho DN tư nhân vay vốn. Đến nay, khu vực kinh tế tư nhân dư nợ gần 4 triệu tỉ đồng. Riêng khối DNNVV, dư nơ tín dụng đạt 1,3 triệu tỷ đồng chiếm gần 23% tín dụng toàn nền kinh tế, tăng 6,5% so với năm 2016 với khối lượng khách hàng tăng 10.500 lượt. "Năng lực quản trị, báo cáo tài chính chưa được kiểm toán công khai, minh bạch... Bên cạnh sự nỗ lực của NH, bản thân DN cũng phải cố gắng để NH quyết định cho vay."
“Có một số vướng mắc quan trọng dai dẳng. NH không thiếu vốn chỉ thiếu niềm tin. DN NVV đảm bảo chuẩn rất khó. DN tư nhân giá trị tài sản thấp, với tài sản BĐS tài sản không có gì, trong khi hàng hóa, máy móc không đáp ứng được. Bản thân các NH cũng chưa thấy được mình phải thay đổi, chưa có một chính sách nào có đột phá” - ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nhân NVV Việt Nam nói, và kiến nghị: “Dù có cơ chế vay tín chấp nhưng NH rất sợ hình sự hóa. Cần thay đổi chính sách táo bạo cho DNVVN vay, đặc biệt là những món nhỏ vay không tư lợi cá nhân thì không nên xem xét hình sự hóa. Nếu cán bộ NH làm chuẩn tốt rồi, rủi do do thị trường thì cần phải xem xét”.
Quỹ bảo lãnh tín dụng không phát huy tác dụng
Nghị định số 58/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc thành lập các quỹ bảo lãnh để làm "bà đỡ" cho các DN trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, thế nhưng đến nay qua 15 năm, hầu hết các quỹ này trên cả nước lại không có tác dụng gì. Theo quy định, muốn bảo lãnh các quỹ phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay; có tối thiểu 15% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh; và tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, không có các khoản nợ đọng nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế khác… “Rà soát vào nếu các điều kiện quá ngặt nghèo thì rất khó bảo lãnh” - ông Nguyễn Minh Phong đánh giá.
Trong khi đó, quy định phải có tài sản bảo đảm mới được quỹ bảo lãnh tín dụng bảo lãnh để vay vốn ngân hàng thì chẳng khác nào vay ngân hàng luôn chứ cần gì quỹ bảo lãnh nữa. "Do đó cần điều chỉnh nên mở một chút, nên dựa vào phương án sản xuất, kinh doanh là quan trọng, cần điều chỉnh ngay trong thể chế" - ông Phong nói tiếp.
Ông Tô Hoài Nam bổ sung, quy định vốn điều lệ của quỹ gồm: Vốn cấp của ngân sách tỉnh, TP trực thuộc T.Ư; Vốn góp của các tổ chức tín dụng; Vốn góp của các DN khác; Vốn góp của các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức đại diện và hỗ trợ DN NVV. Quy định nêu trên không khả thi, bởi ngân sách của các địa phương cũng rất eo hẹp. Việc các TCTD góp vốn cho quỹ không dễ thành sự thật, bởi không có quy định nào của pháp luật buộc các TCTD phải góp vào quỹ này. Trong khi quỹ này lại hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên góp vốn vào quỹ không thể là một hoạt động kinh doanh của các TCTD. Bản thân các DN NVV - đối tượng đang thiếu vốn - sẽ không thể có vốn để góp vào quỹ.
NHNN đã điều chỉnh hạ lãi suất cho vay để hướng vào SXKD. Đồng thời yêu cầu các TCTD kiểm soát chặt chẽ tín dụng BĐS, BOT, BT giao thông. 6 tháng đầu năm tỉ lệ vốn đi vào SX chiếm 80%, trong đó nông nghiệp nông thôn tăng 13,67, công nghiệp tăng trên 10%. Nợ xấu với lĩnh vực NNNT tỉ lệ rất thấp chỉ 1,6%. Ông Trần Văn Tần - Phó Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước |