Rực rỡ sắc màu Chợ hoa Xuân "Trên bến, dưới thuyền" Tết Giáp Thìn 2024

Tân Tiến
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Hàng vạn người dự lễ khai mạc Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” tại đường Bến Bình Đông (phường 13, quận 8 – TP Hồ Chí Minh). Lễ khai mạc chợ hoa năm nay có nhiều điểm khác hơn những năm trước, như có bắn pháo hoa trong vài phút.

Tối 4/2, Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) TP Hồ Chí Minh phối hợp với UBND quận 8, tổ chức khai mạc Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” tại đường Bến Bình Đông.

Lễ khai mạc Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn 2024 vào tối 4/2. Ảnh: Tân Tiến.  
Lễ khai mạc Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn 2024 vào tối 4/2. Ảnh: Tân Tiến.  
Dự khai mạc Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn 2024 có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Ảnh: Tân Tiến.
Dự khai mạc Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn 2024 có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Ảnh: Tân Tiến.

Dự khai mạc có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm; Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng; lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp và một số TP thuộc tỉnh; Giám đốc Sở VH&TT TP Hồ Chí Minh Trần Thế Thuận cùng lãnh đạo các sở, ngành và quận 8.

Hàng vạn người tham dự Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền”Tết Giáp Thìn ở Bến Bình Đông vào tối 4/2. Ảnh: Tân Tiến.
Hàng vạn người tham dự Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền”Tết Giáp Thìn ở Bến Bình Đông vào tối 4/2. Ảnh: Tân Tiến.
Nhiều người phải ngồi bệt dưới lòng đường xem cảnh khai mạc Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” qua màn hình vào tối 4/2. Ảnh: Tân Tiến.
Nhiều người phải ngồi bệt dưới lòng đường xem cảnh khai mạc Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” qua màn hình vào tối 4/2. Ảnh: Tân Tiến.
Lý do phải ngồi bệt trên lòng đường xem khai mạc qua màn hình vì chỉ có người có thẻ do Ban Tổ chức phát, mới được vào khu vực chính. Ảnh: Tân Tiến.
Lý do phải ngồi bệt trên lòng đường xem khai mạc qua màn hình vì chỉ có người có thẻ do Ban Tổ chức phát, mới được vào khu vực chính. Ảnh: Tân Tiến.

Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” là 1 trong 19 sự kiện văn hóa được UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo để các sở, ngành liên quan phối hợp với các quận, huyện, TP Thủ Đức. Năm 2023, Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” đạt giải Nhì giải thưởng “Sáng tạo TP Hồ Chí Minh”, năm 2024 là năm thứ tư Chợ hoa Xuân được tổ chức với quy mô cấp TP, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại quận 8.

Chị Dương Hồng Đào, nhà tận xã Phong Phú, huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh) cùng gia đình tới Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” từ chiều 4/2, để chờ xem khai mạc. Ảnh: Tân Tiến. 
Chị Dương Hồng Đào, nhà tận xã Phong Phú, huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh) cùng gia đình tới Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” từ chiều 4/2, để chờ xem khai mạc. Ảnh: Tân Tiến. 
Anh Nguyễn Đức Thắng cho biết, Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” ở Bến Bình Đông có điểm riêng biệt là có "Đờn ca tài tử" hát trên thuyền chạy dọc kênh Tàu Hủ. Ảnh: Tân Tiến.  
Anh Nguyễn Đức Thắng cho biết, Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” ở Bến Bình Đông có điểm riêng biệt là có "Đờn ca tài tử" hát trên thuyền chạy dọc kênh Tàu Hủ. Ảnh: Tân Tiến.  

Ban Tổ chức cho biết, Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân TP nói chung và quận 8 nói riêng. Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, trên Bến Bình Đông tấp nập thuyền, ghe chở đầy ắp hoa, cây kiểng, trái cây, giống như khu chợ nổi ở miền Tây Nam Bộ được thu nhỏ, khắc họa lên một hình ảnh đặc trưng riêng có “Trên bến, dưới thuyền” giữa lòng TP Hồ Chí Minh.

Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn 2024. Clip: Tân Tiến. 

Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” là không gian để người dân du xuân, cảm nhận không khí Tết Nguyên đán gần gũi, trọn vẹn nhất. Là nơi để bà con nông dân, nhà vườn thể hiện sự sáng tạo, nỗ lực, khéo léo và gửi gắm tình cảm yêu thương vào những sản phẩm mà mình gieo trồng; là địa điểm để các bạn trẻ, những nhiếp ảnh gia khoe với bạn bè những khoảnh khắc đẹp của ngày Xuân; là điểm đến đầy ấn tượng của du khách trong và ngoài nước.

Một trong nhiều gia đình đến Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn để chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Tân Tiến.  
Một trong nhiều gia đình đến Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn để chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Tân Tiến.  
Nhiều người lên cầu bộ hành số 7 để nghe văn nghệ từ xa. Ảnh: Tân Tiến.
Nhiều người lên cầu bộ hành số 7 để nghe văn nghệ từ xa. Ảnh: Tân Tiến.

Theo Ban Tổ chức, Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn năm 2024 có 659 nhà vườn đến từ các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, TP Đà Lạt…, và các quận trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tham gia kinh doanh, trưng bày những sản phẩm với nhiều chủng loại cây, hoa trái phong phú, mới lạ, đầy màu sắc từ các vùng miền, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Thuyền chở nghệ sĩ trình diễn “Đờn ca tài tử” trên kênh Tàu Hủ. Ảnh: Tân Tiến.  
Thuyền chở nghệ sĩ trình diễn “Đờn ca tài tử” trên kênh Tàu Hủ. Ảnh: Tân Tiến.  
Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” trên Bến Bình Đông rực rỡ vào tối 4/2. Ảnh: Tân Tiến.  
Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” trên Bến Bình Đông rực rỡ vào tối 4/2. Ảnh: Tân Tiến.  

Nhằm tạo sân chơi cho những người yêu thích thư pháp, quảng bá nét chữ Việt, tạo điểm nhấn mới trong hoạt động văn hóa, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, lần đầu tiên Ban Tổ chức tổ chức hội thi viết thư pháp với chủ đề “Nét bút mừng Xuân”.

Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn 2024, không những có nhiều “Ông Đồ” mà còn có nhiều “Bà Đồ” tham gia viết thư pháp. Ảnh: Tân Tiến.
Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn 2024, không những có nhiều “Ông Đồ” mà còn có nhiều “Bà Đồ” tham gia viết thư pháp. Ảnh: Tân Tiến.
Tại Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền”, 1 phong bao lì xì có vẽ chữ giã 10.000 đồng. Ảnh: Tân Tiến.
Tại Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền”, 1 phong bao lì xì có vẽ chữ giã 10.000 đồng. Ảnh: Tân Tiến.

Hội thi này thu hút đông đảo người yêu thư pháp từ các tỉnh, thành, với sự hiện diện của 100 nghệ nhân viết thư pháp tham gia, ngoài những "Ông Đồ" còn có "Bà Đồ".