Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sập bẫy khi mua hàng online

Lưu Ly
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Để tiết kiệm thời gian, chị em phụ nữ không đi mua hàng mà đặt qua nhiều trang bán hàng trên mạng xã hội, chính sự nhẹ dạ cả tin này đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo khiến chị em ngỡ ngàng. Luật sư khuyến cáo chị em nên tìm hiểu kỹ càng về bên bán trước khi đặt hàng.

Thủ đoạn không mới, tuy nhiên, những trang mạng có yếu tố lừa đảo ngày càng tinh vi để dụ dỗ đã khiến nhiều người sập bẫy. 
Tiền mất, hàng không thấy

Facebook từ lâu luôn được xem là kênh bán và mua hàng online thuận tiện nhất. Facebook là nơi tập trung nhiều người dùng trẻ, từ lứa tuổi học sinh đến giới nhân viên văn phòng. Đây là nhóm đối tượng có nhu cầu mua sắm cao.

Giao dịch online được tiến hành khi người bán đăng tải mặt hàng cần bán lên, và người mua xem và comment nếu chọn hàng đó.
Bằng hình thức mua hàng trực tuyến, mới đây, Linh Mai Trang (Hào Nam, Đống Đa) bị thu hút bởi trang bán hàng trên Facebook khi trang này quảng cáo giảm giá đối với áo trễ vai giá 570.000 đồng xuống còn 350.000 đồng và còn tặng thêm đôi bông tai. Trang cho biết, đây là trang bán hàng có lượng người theo dõi, tương tác lớn nên mới tin tưởng và mua hàng. Sau đó, chị nói nhân viên giao hàng rồi đưa tiền thì Admin này nói phải đến trực tiếp địa chỉ ở khu vực Sơn Tây để thanh toán. Thấy xa hàng trăm km nên Trang đành chuyển khoản, chỉ mong nhận được hàng vừa ý. Tuy nhiên, sau 3 ngày chuyển tiền, Trang không nhận được; gọi điện thì thuê bao, nhắn tin qua fanpage ai không trả lời.

Cùng cảnh ngộ, chị Minh Yến (Nguyễn Trãi, Thanh Xuân) cũng mua một chiếc điện thoại di động Samsung cũ với giá 3,5 triệu đồng từ một website trên mạng xã hội. Sau khi nói chuyện với bên bán, chị Yến đã chuyển khoản trước 2, 5 triệu đồng, còn 1 triệu đồng sẽ gửi sau khi nhận được hàng. Sau 2 ngày, nhân viên bưu điện giao hàng và chị đã thanh toán nốt 1 triệu đồng còn lại nhưng khi kiểm tra thì chỉ thấy một chiếc nokia cũ. Chị Yến bực tức tới bưu điện làm rõ vụ việc thì được biết, trên biên nhận không ghi điện thoại Samsung. “Tôi lại liên hệ với bên bán nhưng nhận được một câu ‘sẽ phản hồi lại sớm nhất có thể’. Vậy mà, sau 5 ngày, họ vẫn chưa liên lạc với tôi. Hiện giờ, tôi phải làm thế nào để lấy lại số tiền đã mất?” - chị Yến bức xúc.

Bên cạnh trường hợp mất tiền mà không nhận được hàng, cũng có không ít người mua phải hàng không rõ nguồn gốc, chất lượng kém; đặc biệt hàng khác xa so với quảng cáo. Chưa lần nào mua hàng trên mạng nhưng chi Quỳnh Mai (Chùa Bộc, Đống Đa ) được cô bạn thân giới thiệu về shop trên đường Phạm Ngọc Thạch uy tín nên đã đặt hàng mua một cây hồng gồm quần, áo, mũ, giày với giá 3 triệu đồng.  “Mình nghĩ bộ hồng sẽ phù hợp khi diện đi chơi với bạn bè nên đã đặt mua. Sau một giờ liên hệ, nhân viên shop quần áo đó đưa đến chỗ mình ở, khi nhận hàng tuy nhiên, mình ngỡ ngàng khi hàng nhận được lại khác xa so với quảng cáo trên mạng, áo thì xù xì, chất vải thì kém như hàng chợ; còn mũ và giày thì lại chán hơn”, Diễn kể.

Thời gian qua, nhiều khách hàng đã bị lừa khi mua hàng online trên mạng, vậy nên mọi người nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi mua để tránh mất tiền oan.

Có thể bị xử lý 20 năm tù

Nắm được nhu cầu mua sắm của chị em, nhiều trang bán hàng kinh doanh online xuất hiện bởi sự tiện lợi; kéo theo đó là liên tiếp nhiều vụ lừa đảo nhiến chị em bức xúc. Trả lời về vấn đề này, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội Đặng Văn Cường cho biết, lâu nay, xuất hiện nhiều vụ lừa đảo với chiêu trò tinh vi, trước tình hình này, Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao đã vào cuộc và xử lý nhiều trường hợp.
 Luật sư Đặng Văn Cường.
Theo quy định pháp luật, hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản khách hàng với giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị xử lý về tội sử dụng mạng máy tính, phương tiện điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản; theo quy định tại điều 290 - Bộ Luật Hình sự năm 2015. Lúc này, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 3 năm và cao nhất là 20 năm. Thậm chí, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản.
 "Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng Internet có thể bị xử lý đến 20 năm tù, tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi và tuỳ thuộc vào hậu quả xảy ra, căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên và nhân thân người phạm tội mà tòa án sẽ quyết định mức hình phạt phù hợp” - Luật sư Đặng Văn Cường” nói.
Qua các vụ lừa đảo liên tiếp xảy ra, Luật sư Cường khuyến cáo người dân cẩn trọng với những loại hàng hóa, dịch vụ trực tuyến. Cần kiểm tra kỹ hàng hóa, dịch vụ và cơ sở bán hàng trước khi thực hiện giao dịch; khi nhận hàng cũng phải kiểm tra kỹ trước khi thanh toán tiền, tuyệt đối không trả tiền hoặc không biết rõ người bán và uy tín của họ trước khi nhận hàng hóa. Khi nghi ngờ bị lừa đảo, người dân có thể trình báo sự việc với cơ quan công an để được xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.
 Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng khuyến cáo người dân cảnh giác với những trang web/tài khoản mạng xã hội lạ quảng cáo sản phẩm/dịch vụ với giá rất thấp hoặc khuyến mãi lớn, yêu cầu người tiêu dùng phải cung cấp thông tin và chia sẻ chương trình