Sắp kiếm tra, xử lý hàng loạt làng nghề ô nhiễm tại Hưng Yên
Kinhtedothi - UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND về việc kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; quản lý cư trú; quản lý xuất nhập cảnh; sử dụng lao động; quy hoạch, xây dựng; hoạt động điện lực và sử dụng điện tại các cụm công nghiệp, làng nghề tái chế phế liệu trên địa bàn tỉnh. Bản kế hoạch ký ban hành ngày 16/5/2025.

Một cơ sở tái chế chì tại xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm.
Theo đó, mục đích và yêu cầu của kế hoạch đặt ra là kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; quản lý cư trú; quản lý xuất nhập cảnh; sử dụng lao động; quy hoạch, xây dựng; hoạt động diện lực và sử dụng điện tại các cụm công nghiệp, làng nghề và các cơ sở, hộ gia đình tái chế phế liệu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; xử lý nghiêm các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có vi phạm. Kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép đối với các cơ sở, hộ gia đình không thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Xác định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, sự phối hợp của các đơn vị liên quan, nâng cao ý thức của cơ sở, doanh nghiệp sản xuất và người dân tại các cụm công nghiệp, làng nghề về công tác bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; quản lý cư trú; quản lý xuất nhập cảnh; sử dụng lao động; xây dựng, quy hoạch và hoạt động diện lực và sử dụng điện tại các cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở, hộ gia đình tái chế phế liệu trên địa bàn tỉnh. Công tác kiểm tra phải tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo khách quan, toàn diện, không gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Theo Kế hoạch, bên cạnh việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, PCCC và cứu nạn, cứu hộ... thì việc xem xét trách nhiệm của chủ đầu tư các Cụm công nghiệp tái chế phế liệu nhựa tại thôn Minh Khai (thị trấn Như Quỳnh) trong giai đoạn 1, 2 và các cơ sở, hộ gia đình có hoạt động tái chế phế liệu nhựa tại làng nghề trong việc thực hiện các quy định liên quan cũng được đề cập.
Ngoài ra, đối tượng kiểm tra theo Kế hoạch còn bao gồm: Làng nghề tái chế chì tại thôn Đông Mai xã Chỉ Đạo (huyện Văn Lâm); Tổ dân phố Phan Bôi (phường Dị Sử, TX Mỹ Hào); Làng nghề tái chế phế liệu tại thôn Bùi (xã Cẩm Xá, TX Mỹ Hào).
Giai đoạn 1 của đợt kiểm tra diễn ra từ ngày 20/5 đến ngày 20/6/2025, trong đó tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân trong Cụm công nghiệp, làng nghề tái chế phế liệu nhựa thôn Minh Khai chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật về môi trường; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; quản lý cư trú; quản lý xuất nhập, cảnh; quy hoạch, xây dựng; sử dụng lao động;
Kiểm tra tại chủ đầu tư và các cơ sở sản xuất tái chế phế liệu, phế thải tại Cụm công nghiệp làng nghề Minh Khai giai đoạn 1, Cụm Công nghiệp Minh Khai mở rộng và trong làng nghề Minh Khai.
Tiến hành kiểm tra trên các lĩnh vực môi trường; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; quản lý cư trú; quản lý xuất, nhập cảnh; quy hoạch, xây dựng. Mỗi lĩnh vực kiểm tra lập biên bản riêng, tham mưu hoàn thiện hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo hoặc Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo kế hoạch, Công an tỉnh Hưng Yên sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh, các cơ quan đơn vị liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, hộ gia đình vi phạm vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt; tổ chức giám sát các cơ sở bị đình chỉ, niêm phong để đảm bảo việc niêm phong, đình chỉ hoạt động được tuân thủ đến khi hoàn thành nhiệm vụ.

104 làng nghề ô nhiễm nặng
Kinhtedothi - Theo Bộ TN&MT, qua điều tra, Bộ đã xác định được 104 làng nghề ô nhiễm nhất trên phạm vi cả nước cần phải có kế hoạch xử lý triệt để đến năm 2020. T

Hà Nội: 139 làng nghề ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng
Kinhtedothi - Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, toàn TP hiện có 1.350 làng có nghề, trong đó 309 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã.

Hà Nội: Hàng chục làng nghề ô nhiễm nước, không khí nghiêm trọng
Kinhtedothi - Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, đến nay, 100% làng nghề trên địa bàn TP đều có cam kết và phương án bảo vệ môi trường. Mặc dù vậy, kết quả thực hiện Đề án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 vẫn cho thấy nhiều vấn đề đáng lo ngại.