Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sau kiểm soát lạm phát là hỗ trợ thị trường

Kinhtedothi - Tăng trưởng rất quan trọng, cán cân thanh toán cũng rất quan trọng… Nhưng đối với nhiều người, những vấn đề đó có tính chất "vĩ mô" quá. Vấn đề sát sườn, trực tiếp nhất, tác động đến nhiều người nhất, cũng có tác động qua lại với tăng trưởng, với cán cân thanh toán… là tốc độ tăng/giảm giá tiêu dùng (CPI).
Phá vòng luẩn quẩn

Ngày 24/10, Tổng cục Thống kê đã công bố CPI tháng 10 tăng 0,11% so với tháng 9, tăng 3,23% so với cùng kỳ năm 2013. 

CPI tháng 10 và 10 tháng 2014 được nhận diện dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở góc độ thứ nhất là CPI 10 tháng 2014 tăng thấp nhất trong 11 năm qua, thấp rất xa so với CPI bình quân của cùng kỳ trong 10 năm trước đó (8,87%). Ở góc độ thứ hai, từ diễn biến của 9 tháng trước và lường định các yếu tố tác động trong những tháng còn lại, Chính phủ đã dự kiến CPI cả năm 2014 tăng dưới 5%. Với CPI tháng 10 tăng thấp như trên và các yếu tố tác động trong những tháng còn lại không khác mấy như các tháng trước, khả năng CPI cả năm còn tăng thấp hơn nữa (có thể chỉ dưới 4%).
Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm tại Co.opMart Hà Nội.      Ảnh: Việt Hùng
Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm tại Co.opMart Hà Nội. Ảnh: Việt Hùng
Nếu dự báo trên là đúng thì CPI năm 2014 có 5 điểm nhấn đáng lưu ý: Tăng thấp nhất trong 11 năm qua. Lần đầu tiên sau nhiều năm, CPI tăng thấp hơn tăng GDP; Liên tục tăng chậm lại trong 3 năm nay, không còn lặp lại chu kỳ "một năm tăng thấp, 2 năm tăng cao" của thời kỳ 2004 - 2011 (là một biểu hiện của vòng luẩn quẩn "tăng trưởng - lạm phát - suy giảm - nới lỏng - lạm phát"); Vượt kế hoạch đề ra (7%); Cùng với tăng trưởng kinh tế cao hơn, cán cân thương mại, cán cân thanh toán có số dư…, CPI đã góp phần vào kết quả kép của năm 2014. Ở góc độ thứ ba, lạm phát thấp đã mang lại niềm vui cho nhiều chủ thể trên thị trường. Đối với người tiêu dùng, do lạm phát thấp mà sự mất giá của đồng tiền thấp hơn. 

Với cùng một mức thu nhập, thì sức mua có khả năng thanh toán của người dân không bị sụt giảm nhiều. Và nếu thu nhập tăng, mức sống thực tế sẽ được cải thiện… Người sản xuất, kinh doanh có điều kiện vay dễ tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng hơn, do tăng trưởng tín dụng cao lên, với lãi suất thấp hơn; có thể tranh thủ mua, nhập khẩu khi giá thế giới còn tăng thấp, thậm chí còn giảm, để đón lõng tăng trưởng phục hồi… Các nhà hoạch định chính sách vĩ mô có thể yên tâm hơn với lạm phát để tập trung cho việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

Cơ sở để tạo những thay đổi về chính sách

Kết quả kiểm soát lạm phát từ đầu năm đến nay có được do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh những nguyên nhân lâu nay được coi là tích cực, như quan hệ cơ bản giữa sản xuất và sử dụng GDP, ổn định tỷ giá để không làm tăng cao giá hàng nhập khẩu khi tính bằng VND và ổn định tâm lý, ổn định lòng tin vào đồng tiền quốc gia… Tuy nhiên, có 2 yếu tố cần quan tâm. Sau thời gian thắt chặt tín dụng trong những tháng đầu năm, dư nợ tín dụng gần đây tăng cao nên tính chung 9 tháng tăng cao hơn cùng kỳ năm trước. Song do phần mua trái phiếu Chính phủ không nhỏ, nên phần đầu tư trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh không lớn. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cho một số ngành, lĩnh vực còn thấp hơn tốc độ tăng chung (7,26%) như nông nghiệp, nông thôn (trừ lúa gạo), chương trình tín dụng chính sách, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN vừa và nhỏ. 

Trong khi tổng cầu tăng thấp, thì số DN giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động tiếp tục nhiều và tăng (9 tháng có 48.000 DN, tăng 13,8%); tỷ trọng đầu tư của DN tư nhân trong nước và dân cư giảm từ 37,6% năm 2013 xuống còn 36,2% năm 2014; lương tối thiếu không được tăng.

Như vậy, sau 3 năm liên tục tăng thấp, đã đến lúc Chính phủ cần xem xét tính khả thi của dự kiến CPI tăng 5% trong kế hoạch năm 2015. Mặc dù tổng cầu vẫn còn thấp, khi tỷ lệ vốn đầu tư/GDP năm tới thấp xuống (30% so với 30,1%), lương tối thiểu có thể không tăng khi chưa xác định được nguồn; trong khi tăng trưởng kinh tế cao lên (6,2% so với 5,8%)… Khi đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn và vững chắc hơn thì phải nới lỏng hơn chính sách tài chính - tiền tệ. Điều này sẽ làm cho lạm phát cao hơn. Nhưng nếu tiếp tục theo đuổi kiềm chế lạm phát sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

02 Jul, 08:25 PM

Kinhtedothi - Chiều 2/7, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ nhất và đã công bố nghị quyết của Quốc hội về việc chỉ định Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Cao Thị Hòa An làm chủ tịch HĐND tỉnh. Các ông Trần Phú Hùng, Đỗ Thái Phong được chỉ định giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

02 Jul, 02:28 PM

Kinhtedothi - Sau thời điểm sáp nhập các đơn vị hành chính, lượng người dân đến làm thủ tục tại các Trung tâm phục vụ Hành chính công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng đột biến. Tuy nhiên, công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ vẫn được triển khai hiệu quả, không xảy ra tình trạng quá tải hay lộn xộn.

Phường Vĩnh Tuy: thông qua quy định tổ chức bộ máy Cơ quan Mặt trận Tổ quốc phường

Phường Vĩnh Tuy: thông qua quy định tổ chức bộ máy Cơ quan Mặt trận Tổ quốc phường

01 Jul, 09:39 PM

Kinhtedothi-Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Vĩnh Tuy công bố các quyết định về thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam phường, về công nhận Ủy viên Ủy ban và các chức danh trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường; lấy ý kiến và thông qua Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam phường...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ