Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sau nắng nóng gay gắt, mưa đá, dông lốc gây thiệt hại tại nhiều địa phương

Kinhtedothi - Sau những ngày nắng nóng gay gắt, mưa đá, dông lốc đã xảy ra tại một số địa phương. Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai cảnh báo nguy cơ thiên tai do không khí lạnh có thể tiếp tục xảy ra tại Hà Nội và nhiều tỉnh, TP trong những ngày tới.

Hôm nay (8/5), bộ phận không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Dự kiến, không khí lạnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh dần lên cấp 2 - 3; vùng ven biển cấp 3 - 4.

Tại Hà Nội, từ chiều hôm qua (7/5), thời tiết đã chuyển dịu mát. Tại một số quận như Thanh Xuân, Hà Đông thậm chí đã có mưa. Dự kiến, trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ tại Hà Nội và các địa phương phía Đông Bắc Bộ phổ biến từ 21 - 24 độ C, vùng núi có nơi dưới 21 độ C.

Mưa dông kèm theo gió giật mạnh gây sập đổ nhà ở tại tỉnh Nghệ An.

Đáng chú ý, sau thời gian nắng nóng gay gắt, tại một số huyện thuộc tỉnh Cao Bằng như: Hà Quảng, Trùng Khánh... đã xuất hiện mưa đá. Mưa đá kéo dài 5 - 10 phút. Viên đá có kích cỡ trung bình từ 1,5 - 2,5cm, đã gây thiệt hại về nhà ở và nhiều diện tích cây trồng.

Trong khi đó, tại tỉnh Nghệ An, địa bàn huyện Quỳ Châu đã ghi nhận mưa lớn kèm dông lốc, gió giật mạnh. Nhiều nhà dân tại địa phương này đã bị tốc mái. Chính quyền địa phương đã phải huy động lực lượng để tập trung hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.

Cơ quan chức năng cảnh báo khả năng xuất hiện thiên tai đi kèm với không khí lạnh sẽ còn tiếp diễn trong những ngày tới. Theo đó, từ hôm nay (8/5), Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20 - 40mm/24 giờ, có nơi trên 60mm/24 giờ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai cảnh báo mưa dông kèm theo các hiện tượng thời tiết như: lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng. Mưa to cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Trước diễn biến không khí lạnh có nguy cơ gây ra các loại hình thiên tai như: lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai. Từ đó, chủ động các biện pháp chỉ đạo ứng phó nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Phó Thủ tướng: Chưa bao giờ thiên tai cực đoan, khó đoán như hiện nay

Phó Thủ tướng: Chưa bao giờ thiên tai cực đoan, khó đoán như hiện nay

Hiện thực hoá cam kết của Việt Nam về giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Hiện thực hoá cam kết của Việt Nam về giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sạt lở sông ngòi bất thường ở Cà Mau

Sạt lở sông ngòi bất thường ở Cà Mau

13 Jul, 03:00 PM

Kinhtedothi – Thời gian gần đây, nhiều xã, phường của tỉnh Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhân dân. Chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này và mục tiêu bảo vệ tính mạng người dân được ưu tiên hàng đầu

Điện Biên: chủ động ứng phó thiên tai, giảm thiểu thiệt hại mùa mưa lũ

Điện Biên: chủ động ứng phó thiên tai, giảm thiểu thiệt hại mùa mưa lũ

12 Jul, 03:48 PM

Kinhtedothi - Trước diễn biến thời tiết phức tạp, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp tại tỉnh Điện Biên đã chủ động kích hoạt phương án ứng phó, phối hợp chặt chẽ với người dân triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ