CPTPP đặt ra các tiêu chuẩn cao trong nhiều lĩnh vực, bao gồm lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, nền kinh tế số và an ninh mạng. So với TPP, 22 điều khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ, đã bị "đóng băng" hoặc sửa đổi. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày nếu ít nhất 6 quốc gia trong số 11 thành viên thông qua.
|
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh ký kết hiệp định. |
CPTPP sẽ giảm đến 98% các dòng thuế cho khu vực thị trường có giá trị lên đến 14 tỷ USD. CPTPP chiếm 13% GDP toàn cầu, trước khi Mỹ rút lui, con số này là 40%.
Không có Mỹ, thỏa thuận mở rộng thị trường gần 500 triệu người, đưa CPTPP trờ thành một trong những hiệp định thương mại lớn nhất thế giới.
|
Bộ trưởng các nước thành viên ký kết CPTPP. |
Đầu năm ngoái, sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định thương mại này đã gặp phải trở ngại lớn. Tuy nhiên, 11 thành viên, dẫn đầu là Nhật Bản đã nỗ lực hồi sinh thỏa thuận này.
CPTPP, tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trải qua quá trình đàm phán căng thẳng, từng bị đe dọa sụp đổ và đạt thỏa thuận vào phút chót.
Tháng 11/2017, bên lề Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng, Việt Nam, chiều 9/11, một thỏa thuận nguyên tắc về TPP-11 được nhiều Bộ trưởng công bố ngay sau cuộc họp cấp cao nhưng đại diện Canada phủ nhận. Cuối giờ chiều 10/11, Thủ tướng New Zealand tiết lộ tại buổi họp báo, TPP bị hoãn vì Thủ tướng Canada không tham dự đàm phán. Sáng 11/11, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi thông báo, TPP 11 đã đạt được thỏa thuận và đổi tên thành CPTPP.
Các nước thành viên bao gồm Australia, Brunei, Canada, Malaysia, Mexico, Nhật Bản, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam cùng tham dự sự kiện.