Say đắm vẻ đẹp dịu dàng của phố cổ Hội An

Thiên Tú
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Từ ngày 15/11, TP Hội An (Quảng Nam) sẽ mở lại hoạt động tham quan, du lịch, phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ, phố đêm… Đây là điều được nhiều du khách mong chờ sau một thời gian dài TP Hội An dừng đón khách du lịch để phục vụ phòng, chống dịch Covid-19. Cùng Kinh tế & Đô thị khám phá vẻ đẹp lãng mạn, dịu dàng và cổ kính của phổ cổ Hội An.

 Phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, gồm những di sản kiến trúc đã có từ hàng trăm năm trước, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1999.
 Hội An được biết đến như một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1.000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… đến các món ăn truyền thống.
 Các tuyến phố cổ Hội An được thiết kế thành phố đi bộ và xe không động cơ.
 Hội An làm say đắm lòng du khách bởi những nét đẹp dung dị, lãng mạn trường tồn cùng thời gian.
 Những ngôi nhà cổ ở Hội An đặc trưng với màu ve vàng tươi tắn và những giàn hoa rực rỡ.
 Mỗi ngôi nhà ở Hội An đều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên nên đứng ở góc nào, du khách cũng sẽ có những bức ảnh ưng ý. Nguyễn Thu Giang (25 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: "Nét dịu dàng, bình yên của Hội An giúp tôi quên đi sự xô bồ, áp lực của nhịp sống đô thị".
 Với lối kiến trúc độc đáo, không gian ngôi nhà ở Hội An luôn thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng mặt trời, con người và thiên nhiên như hòa làm một mang lại sự thoải mái, thư giãn cho du khách. Đồng Quyết Thắng (34 tuổi, quê Tuyên Quang) chia sẻ: "Tôi đã đến Hội An nhiều lần rồi nhưng mỗi lần đặt chân tới đây đều có một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ".
 Rất nhiều cặp đôi đã lựa chọn Hội An để chụp ảnh cưới, lưu lại những kỷ niệm tươi đẹp nhất trong dịp trọng đại của đời minh.
 Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An là những ngôi nhà hình ống chỉ một hoặc hai tầng với chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài. Nhà được làm từ những vật liệu có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt nơi đây.
 Năm nay là kỷ niệm 22 năm đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 – 4/12/2021).
 Theo Trung tâm Văn hóa Hội An, địa phương đã lên kế hoạch nhằm đảm bảo an toàn du lịch trong tình hình mới, thực hiện đúng các yêu cầu của “Bộ tiêu chí an toàn du lịch", hướng tới mục tiêu Hội An "du lịch xanh", tổ chức các chương trình tham quan khép kín dành cho du khách quốc tế đáp ứng đủ các yêu cầu về nhập cảnh và cách ly y tế...
 Vào ban đêm, phố cổ Hội An rực lung linh màu với hệ thống chiếu sáng và đèn hoa đăng.
Du lịch phố cổ Hội An, du khách chắc chắn không thể bỏ qua lễ hội hoa đăng đầy màu sắc với những chiếc đèn nhỏ xinh rực rỡ, lững lờ trôi trên dòng sông Hoài thơ mộng.
 Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc khu phố cổ kính trở nên rực rỡ dưới ánh đèn.
 Chùa Cầu, Hội An lung linh sắc màu dưới ánh đèn.

 Dạo thăm phố phường vào buổi tối, du khách có thể ngắm những ngọn đèn lồng rực rỡ, đầy màu sắc. 
 Đến Hội An, một trong những đặc sản không thể không thử là chè Mót.
 Đi ngang qua con phố đi bộ Trần Phú cứ hễ chỗ nào thấy có dòng người đứng xếp hàng để mua nước thì đó chính xác là quán trà Mót Hội An.
 Nước Mót Hội An còn có tên gọi khác là “nước chanh sả” hay “nước sang chảnh” là loại nước uống thảo mộc khá nổi tiếng tại Hội An mà ai đi qua đây cũng đều mua một ly hoặc ít nhất có một tấm ảnh check-in cùng ly nước Mót.
 Hội An sẽ chính thức mở lại các hoạt động hướng dẫn tham quan từ ngày 15/11 để phục vụ người dân và du khách.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần