Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trưởng Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 Trần Đức Phấn:

SEA Games 31 thi đấu sòng phẳng, hội tụ những ngôi sao thể thao khu vực

Hoàng Quân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong cuộc gặp mặt báo chí vào sáng 23/5 (ngay trước buổi lễ bế mạc SEA Games 31), ông Trần Đức Phấn chia sẻ: SEA Games 31 với những khán đài đầy ắp khán giả, những kỷ lục mới, trở thành nơi hội tụ những ngôi sao thể thao Đông Nam Á.

Ông Trần Đức Phấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam chia sẻ: Trước khi diễn ra Đại hội, Ban Tổ chức nhận định đây là kỳ SEA Games sau đại dịch nên sẽ rất khó khăn cả về công tác tổ chức, chuyên môn lẫn sự ủng hộ của người dân.

"Có những thời điểm chúng tôi còn nghĩ SEA Games 31 sẽ không thể diễn ra do dịch bệnh. Nếu được tổ chức, người dân cũng sẽ lo lắng nên có thể sẽ không đến xem các cuộc thi đấu. Tuy nhiên sát đến thời điểm tổ chức, thì chúng ta đã dần kiểm soát, khống chế được đại dịch, Chính phủ cũng đã quyết định mở cửa trở lại nên chúng tôi đã có văn bản gửi các địa phương đề nghị mở cửa cho người dân vào xem thi đấu” - ông Trần Đức Phấn chia sẻ.

Toàn cảnh buổi trao đổi thông tin với truyền thông sáng ngày 23/5.
Toàn cảnh buổi trao đổi thông tin với truyền thông sáng ngày 23/5.

Có thể khẳng định, SEA Games 31 diễn ra thành công khi nhận được sự ủng hộ cao từ nhiều phía. Tại các nhà thi đấu đều diễn ra sôi nổi, thu hút lượng khán giả đến đông để tiếp lửa cho các VĐV, trong đó đoàn thể thao Việt Nam nhận được sự lỳ vọng lớn từ khán giả. 

"Các nhà thi đấu, sân vận động đều đầy ắp khán giả. Nhiều nhà thi đấu thậm chí không thể cho thêm vào xem vì quá tải. Trên sân Thiên Trường (Nam Định), có trận đấu phải đóng cửa sớm, bởi người dân đến sân quá nhiều dù đó chỉ là trận đấu giữa các quốc gia khác, không có Việt Nam. Chúng tôi đã chỉ đạo các địa điểm tổ chức phải tạo điều kiện cho người dân vào xem. Nếu hết chỗ thì cho người hâm mộ ngồi bậc thềm và các địa phương cũng không bán vé. Chúng tôi vô cùng bất ngờ vì người dân đến sân rất nhiều. Thể thao đã đi vào cuộc sống và sinh hoạt của tất cả người dân Việt Nam. Về công tác tổ chức, dù trong bối cảnh đại dịch nhưng các đánh giá cao khi Việt Nam đã tổ chức thành công SEA Games 31." - ông Trần Đức Phấn cho biết thêm.

Kết thúc Đại hội, Đoàn thể thao Việt Nam xuất sắc cán đích ở vị trí đầu tiên với tổng 446 huy chương, trong đó có 205 HCV, 125 HCB và 116 HCĐ, bỏ xa thành tích của đoàn thể thao đứng thứ 2 là Thái Lan giành được 92 HCV (hơn 113 HCV). Theo người đứng đầu của thể thao Việt Nam tại SEA Games 31, trong quá trình chuẩn bị các bộ môn đã yêu cầu rà soát kỹ từng nội dung, từng VĐV, tính toán kỹ từng đối thủ để đặt ra mục tiêu cụ thể.

SEA Games 31 có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia hàng đầu khu vực ở 40 môn thi, trong đó có Việt Nam, Thái Lan, Indonesia... Đoàn thể thao Việt Nam bỏ xa đoàn Thái Lan (giành được 92 HCV). Điều này cho thấy rằng thể thao Việt Nam vượt trội so với đoàn đứng thứ 2 là Thái Lan, đây là điều bất ngờ. Thực tế trước SEA Games chúng tôi dự kiến Đoàn thể thao Việt Nam sẽ giành được từ 140-185 huy chương vàng. Chỉ cần giành được 140 HCV thì thể thao Việt Nam sẽ đứng đầu bảng tổng sắp" - ông Trần Đức Phấn chia sẻ.

Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 Trần Đức Phấn.
Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 Trần Đức Phấn.

Tuy nhiên, một thực tế cho thấy là chủ nhà nên Việt Nam có lợi thế về khán giả, nhưng chuyên môn thì cần đặt lại câu hỏi. Dù có 2 lần thể thao Việt Nam đều vượt thành tích khá xa quốc gia đứng thứ 2 tại SEA Games nhưng thành tích của thể thao Việt Nam tại ASIAD, Olympic thì đứng thứ 5-6 Đông Nam Á. Theo Trưởng Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 31, khi tập trung đầu tư cho SEA Games, thể thao Việt Nam giải được bài toán thành tích tại đấu trường Đông Nam Á nhưng tại sân chơi ASIAD, Olympic phải tìm giải pháp khác, cần có sự khoanh vùng, đầu tư trọng điểm. 

"Các VĐV nhóm môn Olympic tại SEA Games 31 thi đấu tốt, cơ bản đạt 80% yêu cầu. Tuy nhiên, thể thao Việt Nam tại SEA Games thì hoành tráng nhưng đi Asiad, Olympic thì thua Thái Lan, Indonesia, Philippines... Lý do bởi các nước đầu tư mạnh, trọng điểm cho thể thao từ rất lâu rồi. Nếu thể thao Việt Nam không thay đổi cách đầu tư thì rất khó để vươn trình độ ở ASIAD, Olympic. Việt Nam chưa khoanh vùng để tập trung đầu tư đầy đủ, bài bản cho Asiad theo cách quốc tế làm. Số VĐV Việt Nam có thể giành HCV ASIAD rất ít. Phải có chiến lược bài bản để đầu tư cho các VĐV, các nội dung ở một số môn thi có khả năng giành huy chương vàng ASIAD, huy chương Olympic" - ông Trần Đức Phấn nhấn mạnh.