Hà Nội đã tổ chức nhiều đoàn thành tra liên ngành xử lý vi phạm về đất đai và các dự án chậm triển khai trên địa bàn (trong ảnh: Dự án bỏ hoang tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh). Ảnh: Doãn Thành |
Nhiều kết quả tích cực
Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối. Tỷ lệ thửa đất cần cấp GCN và đăng ký kê khai đất đai lần đầu trên địa bàn TP đạt 1.547.067/1.551.951 thửa, tương đương với 99,69%. Tỷ lệ cấp GCN cho người mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở đạt 91,21%; cấp GCN cho người mua nhà tái định cư đạt 95,99%; cấp GCN đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa đạt 99,14%. Tỷ lệ giao đất dịch vụ đạt khoảng 80%.Để đạt được kết quả như trên, Sở TN&MT đã đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch số 122/2017/KH-UBND, số 173/2018/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về công tác quản lý đất đai, kiểm tra, xử lý những dự án sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn TP năm 2017, 2018 và những năm tiếp theo. Đã tổ chức 4 đoàn thanh tra liên ngành, kiểm tra đối với 280 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định; rà soát đối vớ 383 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn.Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 04/2014/CT-UBND của UBND TP Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công. Qua đó đã tổ chức được 3 đoàn thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra 30 quận, huyện, thị xã và 109/584 phường, xã, thị trấn để kết luận, làm rõ trách nhiệm công tác quản lý Nhà nước tại địa bàn quận, huyện, thị xã. “Đặc biệt là các thủ tục hành chính, công tác cấp GCN được thực hiện công khai với đầy đủ mẫu, đơn trên hệ thống mạng điện tử của Sở TN&MT, UBND quận, huyện, thị xã. Cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong công tác cấp GCN quyền sử dụng đất từ 30 ngày xuống còn 14 ngày” – ông Nguyễn Trọng Đông cho hay.Ưu tiên về cơ chếTheo đánh giá, thời gian qua vi phạm về đất đai trên địa bàn Thủ đô vẫn còn diễn biến phức tạp; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư cho một số dự án gặp khó khăn, chưa đáp ứng được tiến độ. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân chưa cao, nhất là trong công tác GPMB. Về vấn đề này, theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng, trong 2020 – 2025 cần hoàn thành công tác cấp GCN quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Tập trung nguồn lực thống kê, hoàn thành bàn giao đất dịch vụ cho người dân khu vực có dự án; xây dựng hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai điện tử; tăng cường quản lý đất đai, thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý nghiêm vi phạm Luật Đất đai.Đối với nội dung liên quan đến hệ thống văn bản pháp luật về lĩnh vực môi trường và đất đai còn bất cập, chồng chéo trong phân định trách nhiệm pháp lý giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, dẫn đến việc khi tổ chức triển khai thực hiện còn gặp lúng túng, nhiều vướng mắc vượt thẩm quyền của TP, cần sớm tháo gỡ hoặc để phù hợp tình hình của Thủ đô. “Kiến nghị T.Ư ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù về phân cấp, ủy quyền theo Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; đề xuất các Bộ, ngành T.Ư hướng dẫn, giải quyết những vướng mắc khi thực hiện các Nghị định, Thông tư hướng dẫn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, đất đai, GPMB, phát triển đô thị” - Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Thế Hùng cho hay.
Tại buổi làm việc giữa lãnh đạo TP Hà Nội với Ban cán sự Đảng Bộ TN&MT, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Hà Nội cần tiếp tục tăng cường công tác quản lý đất đai, khai thác tối đa các nguồn lực từ đất đai; xử lý nghiêm các sai phạm; tập trung hoàn thành hệ thống hồ sơ địa chính, giao đất dịch vụ cho người dân. Đồng thời tiếp tục rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân.