Trong chuyến thăm Việt Nam, hải quân Mỹ đã dành nhiều thời gian để giao lưu với các trung tâm bảo trợ xã hội của TP Đà Nẵng, tại đây các thủy thủ đã giao lưu với các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam, những trẻ em có hoàn cảnh bất hạnh… đặc biệt, những thủy thủ của Tàu sân bay USS Carl Vinson đã có buổi liên hoan văn nghệ cộng đồng với người dân và du khách Đà Nẵng trong trong tình hữu nghị, hòa bình tại sân khẩu Biển Đông.
Không chỉ tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ nghệ các thủy thủ tàu USS Carl Vinson còn thực hành chế biến các món ăn theo truyền thống của người Quảng – Đà như: mì quảng, bánh xèo…
|
Các thủy thủ tham gia nhiều hoạt động giao lưu có ý nghĩa (Ảnh Internet) |
Chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên sau 40 năm của Tàu sân bay Mỹ đã thiết lập một dấu mốc lịch sử mới, mở ra một thời kỳ hòa bình, hữu nghị, hợp tác không chỉ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, mà còn hợp tác về quốc phòng – quân sự, mang ý nghĩa chiến lược trong quan hệ song phương được nâng lên một tầm cao mới.
Chuẩn đô đốc Jonh Fuller – Chỉ huy tàu USS Carl Vinson cho biết, tàu sân bay do ông chỉ huy đã đi thăm rất nhiều nơi trên thế giới, nhưng chuyến thăm Việt Nam lần này rất đặc biệt vì nó thiết lập một dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, mà ông và những thủy thủy của mình vô cùng vui mừng khi họ chính là những người trực tiếp thực hiện chuyến thăm để làm công tác kết nối cho mối quan hệ song phương này.
Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Lãnh đạo và thủy thủ tàu USS Carl Vinson đã làm tốt công tác là những người kết nối để mở ra thời kỳ hợp tác mới cho Việt Nam và Mỹ, không chỉ hợp tác về kinh tế mà người Mỹ cũng thể hiện tinh thần chung tay xoa dịu nỗi đau chiến tranh, thông qua chuyến thăm và giao lưu với Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tại Đà Nẵng.
|
Đại sứ Daniel Kritenbrink giao lưu với những nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc da cam (Ảnh Internet) |
Đà Nẵng là một trong hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của chất độc màu da cam tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, sân bay Đà Nẵng vốn là địa điểm tập trung chất dioxin và cũng là một trong những địa phương bị máy bay Mỹ dải chất độc màu da cam này.
Theo bà Susan Hammond, Giám đốc Điều hành Dự án Di sản Chiến tranh, người Mỹ trước giờ chưa có hành động cụ thể đối với những nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và người Mỹ đã nhận thức được rằng xử lý những di chứng về chất độc da cam ở Việt Nam chính là một phần quan trọng trong việc mở rộng mối quan hệ Việt – Mỹ. Người Mỹ đã có những hành động cụ thể đó là cùng Việt Nam khử độc và xử lý môi trường nhiễm độc tại sân bay Đà Nẵng, sau đó đến vùng Biên Hòa (Đồng Nai).
Cũng theo bà Susan Hammond khi Chính phủ hai nước ngày càng đạt được nhiều thỏa thuận hơn về việc xử lý những di chứng của chiến tranh thì sẽ giúp cho mối quan hệ hai nước ngày càng phát triển hơn trên mọi lĩnh vực.
|
Tàu hải quân Mỹ đã rời Đà Nẵng sáng 9/3 (Ảnh Văn Chương) |
Đối với quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ, Chuyến thăm thể hiện cam kết của Mỹ với Việt Nam về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do, đồng thời đánh dấu bước chuyển lịch sử trong quan hệ hai nước từ đối thủ sang đối tác thân cận, thông qua khẳng định của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink.
“Chuyến thăm đánh dấu cột mốc quan trọng mang tính biểu tượng trong mối quan hệ song phương của chúng ta và thể hiện sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập. Với nỗ lực, sự tôn trọng lẫn nhau và bằng cách tiếp tục giải quyết các vấn đề trong quá khứ cùng lúc hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn. Từ cựu thù chúng ta đã trở thành đối tác chặt chẽ”. Đại sứ Daniel Kritenbrink nói.