Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Số lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ còn ít, Bộ KH&CN nói gì?

Kinhtedothi – Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ có 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên con số đăng ký ở thời điểm này mới đạt hơn 700, cách rất xa mục tiêu đặt ra.

Ngày 1/2/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học công nghệ, đã có nhiều chính sách ưu đãi để thúc đẩy việc hình thành và phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Cùng với đó, Bộ KH&CN cũng có những động thái tích cực trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách, nhưng con số doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ ở mức vô cùng khiêm tốn. Tính đến 31/12/2022 cả nước có 712 doanh nghiệp khoa học công nghệ đăng ký, nghĩa là chỉ đạt được hơn 10% mục tiêu.

Tính đến hết tháng 12/2022, Việt Nam có 714 DN KHCN

Lý giải nguyên nhân khiến số lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ không đạt mục tiêu chiến lược đề ra, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ KH&CN) Trần Xuân Đích cho biết: Chiến lược phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ được đề ra trước năm 2010, chính vì thế, việc triển khai được thực hiện theo Luật KH&CN cũ. Đến năm 2013 Luật Khoa học và công nghệ sửa đổi, theo đó tiêu chí về doanh nghiệp khoa học công nghệ khác so với tiêu chí của Luật Khoa học và công nghệ trước đây.

Cụ thể, theo Luật Khoa học và công nghệ cũ, doanh nghiệp khoa học công nghệ chỉ cần đưa được kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào thực tiễn đời sống, không cần có tỷ lệ doanh thu của sản phẩm khoa học công nghệ trên tổng doanh thu của doanh nghiệp. Nhưng sau đó, Luật Khoa học và công nghệ 2013 ra đời thay đổi các tiêu chí. Chính vì vậy, Bộ KH&CN đã thay đổi tiêu chí công nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ cho phù hợp với Luật Luật Khoa học và công nghệ 2013.

Một nguyên nhân nữa đó là nhiều doanh nghiệp mặc dù đủ điều kiện công nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ nhưng lại không gửi đơn đăng ký. Trên thực tế, số lượng khảo sát phải có trên 3.000 doanh nghiệp đủ điều kiện, nhưng đến nay mới chỉ có 714 doanh nghiệp đăng ký trở thành doanh nghiệp khoa học công nghệ. Lý do khiến các doanh nghiệp không mặn mà đăng ký thành doanh nghiệp khoa học công nghệ bởi một số ưu đãi dành cho doanh nghiệp khoa học công nghệ họ đã được hưởng gần hết.

Cụ thể, theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ sẽ được hưởng ưu đãi 4 năm miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, 9 năm giảm 50%, nhưng tổng thời gian được hưởng ưu đãi không được vượt quá thời gian đó. Nếu được hưởng ưu đãi từ các luật khác như Luật Đầu tư, ưu đãi theo địa bàn, ưu đãi theo lĩnh vực… cũng phải tổng hợp tất cả thời gian ưu đãi. Vì vậy, các chính sách ưu đãi không còn hấp dẫn doanh nghiệp khoa học công nghệ .

 

Ngoài chính sách về thuế, còn có ưu đãi về đất đai, vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn vẫn là một điểm nghẽn với doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Làm thế nào để  đánh giá được tài sản vô hình, để ngân hàng thấu hiểu, chia sẻ là câu hỏi giành cho các nhà quản lý?.

Cũng theo ông Trần Xuân Đích, để thúc đẩy doanh nghiệp khoa học công nghệ phát triển, phía Bộ KH&CN đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích. Về cơ chế chính sách đã có thay đổi cho phù hợp với Luật KH&CN 2013.

Theo đó, tháo nghẽn nhiều điểm về cơ chế chính sách, tiêu chí công nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ và hồ sơ, điều kiện thủ tục theo hướng tăng tính đơn giản thủ tục hành chính và tăng tính hậu kiểm.

Chính vì vậy số lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ từ 2019 đến giờ dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng số lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ đăng ký mới rất rõ.

 

Thiết kế lại cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ

Thiết kế lại cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bộ Nông nghiệp và Môi trường “bắt tay” MASAN, Vingroup, Dabaco thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường “bắt tay” MASAN, Vingroup, Dabaco thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ

10 May, 02:01 PM

Kinhtedothi - Trong khuôn khổ Hội nghị triển khai “Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” tổ chức ngày 10/5, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ký kết văn bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp.

WMF và chiến lược đầu tư vào đồ gia dụng cao cấp

WMF và chiến lược đầu tư vào đồ gia dụng cao cấp

10 May, 04:54 AM

Kinhtedothi- Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng cao cấp tại Việt Nam đang tăng mạnh, WMF – thương hiệu gia dụng cao cấp nổi tiếng đến từ Đức, đã chính thức mở cửa hàng flagship đầu tiên tại Hà Nội. Đây là một bước đi chiến lược trong việc gia tăng sự hiện diện tại thị trường Việt Nam, đồng thời khẳng định cam kết lâu dài trong việc mang lại trải nghiệm mua sắm cao cấp cho người tiêu dùng Việt.

Tăng giá điện lên hơn 2.200 đồng/kWh từ ngày 10/5

Tăng giá điện lên hơn 2.200 đồng/kWh từ ngày 10/5

09 May, 05:33 PM

Kinhtedothi - Dự kiến, ngày 10/5 chính thức điều chỉnh tăng giá điện từ 2.103,11 đồng/kWh lên 2.204,06 đồng/kWh. Đó là thông tin được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố tại buổi họp báo chiều 9/5 về công tác điều hành đảm bảo điện.

Mùa hè 2025 liệu có thiếu điện?

Mùa hè 2025 liệu có thiếu điện?

08 May, 03:28 PM

Kinhtedothi - Nhiều phân tích, kiến giải, luận bàn giải pháp, sự chuẩn bị của ngành điện để đáp ứng nhu cầu điện cho tăng trưởng trong bối cảnh mới đã được các chuyên gia, nhà quản lý đưa ra. Đây là những đóng góp hết sức thiết thực trong hoàn thiện các kịch bản đảm bảo cung ứng điện năng cho năm 2025 và thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ