Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Số lượng doanh nghiệp startup Việt đứng thứ 3 Đông Nam Á

Kinhtedothi - Theo công bố mới nhất từ Cơ quan Thương mại và Đầu tư của chính phủ Australia (Austrade), Việt Nam đứng thứ 3 về số lượng doanh nghiệp startup nhưng đa phần vẫn thiếu kỹ năng phát triển kinh doanh bền vững.
Theo Báo cáo “Bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 2019” do Cơ quan Thương mại và Đầu tư của chính phủ Australia (Austrade) công bố, hiện Việt Nam đang đứng thứ 3 ở Đông Nam Á về số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp.
 Ảnh minh họa
Theo báo cáo này, bối cảnh khởi nghiệp tại Việt Nam có thể bắt nguồn từ năm 2004, khi IDG Ventures Vietnam được thành lập, rót hơn 100 triệu USD vào thị trường. Kể từ đó, hệ sinh thái khởi nghiệp đã phát triển 3 đợt: làn sóng đầu tiên (2004 - 2007); làn sóng thứ hai (2007 - 2010); và làn sóng thứ ba (2011 đến nay).
Trong làn sóng thứ ba, Austrade nhận xét Việt Nam đã tăng trưởng 'phi thường' về số lượng startup, từ 400 vào năm 2012 lên gần 1.800 vào năm 2015 và 3.000 trong năm 2017. Các không gian làm việc chung (co - working space), vườn ươm khởi nghiệp (Incubator) và tăng tốc khởi nghiệp (Accelerator) cùng các chương trình cho cộng đồng khởi nghiệp cũng bùng nổ từ 2016.
Cộng đồng khởi nghiệp chứng kiến sự ra mắt của các co - working space như Toong, Up, Dreamplex, Circo, Hatch!, Nest và Hub.IT. Các Accelerator (Chương trình đầu tư, đào tạo) mới cũng được ra mắt, bao gồm Vietnam Silicon Valley, Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA), cùng hàng loạt các cơ sở ươm tạo thuộc các cơ quan chính phủ, trường đại học và viện nghiên cứu.
Theo Topica Founder Institute (TFI), lượng vốn đổ vào các startup Việt đã tăng 3 lần trong giai đoạn 2016-2018, từ 205 triệu USD lên gần 900 triệu USD. Austrade cho rằng vốn nước ngoài được chào đón. Các quỹ đầu tư mạo hiểm và tổ chức công nghệ quốc tế đang phát triển dấu ấn của riêng tại đây.
Cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam được thúc đẩy chính ở 3 thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM. Dù xác nhận các startup có tiềm năng lớn để phát triển, báo cáo của Austrade cũng chỉ ra 5 thách thức cơ bản đối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam.
Báo cáo của Austrade cũng chỉ ra 5 thách thức cơ bản đối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam. Bao gồm Khả năng tiếp cận tài chính; Tài năng và kỹ năng điều hành;Hệ sinh thái phân mảnh; Khả năng R&D;Vấn đề sở hữu trí tuệ.
Trong đó các thách thức, báo cáo cho rằng, dù Việt Nam nằm trong top 3 Đông Nam Á về số lượng startup, nhưng không nhiều doanh nghiệp được trang bị các kỹ năng cần thiết để phát triển mô hình kinh doanh bền vững, hoặc phù hợp với các dự án. Do đó, nhiều startup địa phương có cơ hội hạn chế để kết nối với hệ sinh thái khu vực.
Các lưu ý chính cho các nhà đầu tư bao gồm: lĩnh vực thanh toán điện tử dù rất triển vọng nhưng đã có nhiều đơn vị tham gia; việc tìm kiếm và đào tạo các nhà sáng lập tài năng nội địa còn hóc búa; công nghệ Blockchain dù hứa hẹn nhưng cũng là thách thức, hay như việc tìm kiếm các nhân sự IT chất lượng cao nhưng giá cả hợp lý...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khởi nghiệp nail từ căn phòng trọ

Khởi nghiệp nail từ căn phòng trọ

25 Mar, 05:05 PM

Kinhtedothi - Khởi nghiệp làm nail (dịch vụ làm đẹp chuyên về các hoạt động liên quan đến móng tay, móng chân) tại phòng trọ không chỉ là giải pháp tiết kiệm chi phí, mà còn là cơ hội để các bạn trẻ tận dụng công nghệ và mạng xã hội để phát triển kinh doanh.

Start-up Việt 2025: Ngách hay đại chúng - Đâu là thị trường tiềm năng?

Start-up Việt 2025: Ngách hay đại chúng - Đâu là thị trường tiềm năng?

29 Dec, 09:19 AM

Kinhtedothi - Năm 2025, những nhà khởi nghiệp (start-up) cần chú trọng tìm hiểu và đưa ra lựa chọn phù hợp giữa thị trường ngách (niche market) và thị trường đại chúng (mass market) để tránh rơi vào những rủi ro không đáng có trong bối cảnh chi tiêu theo hướng bền vững của nước ta hiện nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ