Sổ tay kinh tế: Hành động cụ thể

Minh Hằng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Không còn là những lời hô hào quyết tâm, mà những giải pháp hỗ trợ DN, đặc biệt với những DN nhỏ và vừa đã được cụ thể hóa bằng nghị quyết, quyết định cụ thể.

Trong đó phải kể đến Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển DN giai đoạn 2020 - 2016. Những nghị quyết, văn bản này cũng không còn là văn bản xây dựng nên cho có mà đang được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.
Hà Nội quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh minh họa
Hà Nội quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh minh họa
Từ trước đến nay, nhiều người đã quen với cách thức làm việc “cái gì không quản lý được thì cấm”. Hệ lụy của cách điều hành này là một loạt các văn bản, nghị định, quyết định, thông tư… ra đời đánh đố, thậm chí làm khó người dân và DN. Tuy nhiên, thời gian qua, cùng với tinh thần đổi mới thể hiện trong Luật Đầu tư, Luật DN, từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương đều đang có những động thái tích cực khuyến khích việc khởi nghiệp. Tại cuộc họp Chính phủ bàn thảo về các dự thảo nghị định, quy định điều kiện kinh doanh ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra một cách thức mới trong việc hỗ trợ, khuyến khích người dân, DN khởi nghiệp, đó là “thà bỏ sót để không trói buộc DN”. Cái mà Thủ tướng đề cập ở đây đó là các dự thảo nghị định trong thời gian tới phải trải qua hàng loạt “bộ lọc” với những trao đi, đổi lại giữa các bộ, ngành, có sự tham của cộng đồng DN, các chuyên gia với các bộ, ngành chủ trì soạn thảo. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh đến việc xây dựng Chính phủ kiến tạo thì việc xây dựng thể chế rất quan trọng nhằm tạo điều kiện giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế. Điều này không đòi hỏi phải xây dựng nhiều văn bản mà quan trọng đó là chất lượng các văn bản đó. Trong khi các bộ, ngành đang xây dựng những văn bản để hiện thực hóa quyết tâm nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế thì ở cấp địa phương, thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung nhiều giải pháp để khuyến khích mọi tổ chức, người dân, DN, nhà đầu tư thực hiện đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Cả Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đều đã đưa ra cam kết tạo mọi điều kiện cho DN làm ăn, kinh doanh. Một loạt các giải pháp đã được đưa ra từ việc công bố công khai các công trình kêu gọi đầu tư đến việc rút ngắn thời gian giúp DN sớm gia nhập thị trường, hỗ trợ về thuế, đất đai, vốn… với mục tiêu Hà Nội đi tiên phong và trở thành trung tâm khởi nghiệp, trung tâm sáng tạo của cả nước. Gắn tăng sức cạnh tranh của Hà Nội với việc từng bước đưa Hà Nội trở thành điểm đến thực sự của các nhà đầu tư.

Rõ rằng, để kinh tế Việt Nam tận dụng tốt cơ hội hội nhập đang được các cấp, ngành hiện thực hóa bằng những hành động cụ thể, quyết liệt.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần