Tính đến tháng 6/2017, toàn huyện Sóc Sơn đã có 15/25 xã về đích nông thôn mới. Số xã đã đạt và cơ bản đạt 16 tiêu chí là 3 xã. Số xã đã đạt và cơ bản đạt 14 tiêu chí là 7 xã. Từ nay đến cuối năm 2017, huyện Sóc Sơn phấn đấu đưa 3 xã: Quang Tiến, Nam Sơn và Hồng Kỳ về đích nông thôn mới.
Qua đó, nâng tổng số xã hoàn thành Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy lên con số 18/25 xã. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, huyện Sóc Sơn đã tranh thủ sự hỗ trợ của TP Hà Nội, bố trí nguồn vốn của huyện và huy động từ các nguồn xã hội đạt trên 303 tỷ đồng phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Bên cạnh việc đưa các xã về đích nông thôn mới, mục tiêu quan trọng được huyện Sóc Sơn tập trung thực hiện, đó là việc nâng cao đời sống cho người dân. Đến tháng 6/2017, tỷ lệ nghèo toàn huyện Sóc Sơn đã giảm còn khoảng 3,5%. Có được kết quả trên là nhờ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý và tập trung chỉ đạo phát triển, nhân rộng các mô hình nông nghiệp giá trị cao, góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân. Địa phương đã hình thành 32 vùng lúa chất lương jtaapj trung, vùng sản xuất bưởi 250ha, vùng sản xuất chè an toàn và VietGAP 200ha, hoa nhài 148ha, rau an toàn và rau hữu cơ trên 350ha… Đồng thời đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi giúp tăng tỷ lệ nạc và sind hóa đàn bò từ 85% lên 90%. Năm 2016, khoảng 3.000 lao động nông thôn cũng đã được đòa tạo nghề. (Theo kế hoạch 2017, cũng sẽ có khoảng 3.000 lao động nông thôn tiếp tục được đào tạo theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)… Để có thể hoàn thành kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2017, huyện Sóc Sơn kiến nghị TP tiếp tục bố trí vốn xây dựng nông thôn mới cho 2/3 xã theo kế hoạch về đích năm 2017 (hiện mới chỉ có 1 xã được TP bố trí vốn). Cũng liên quan tới khó khăn về vốn, để đảm bảo hạ tầng được nâng cấp đồng bộ, huyện kiến nghị TP hỗ trọ kinh phí xây dựng hệ thống thủy lợi của các xã chưa hoàn thành nông thôn mới theo Quyết định số 41 về phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng vùng chuyên canh, chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, góp phần tăng giá trị cho nông sản hàng hóa. Qua đó tăng thêm nguồn thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân và giảm nghèo bền vững tại địa phương.