Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam

Vân Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhằm thiết thực kỷ niệm 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2024), các cấp Công đoàn tại Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động. Trong đó đáng chú ý là việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, người lao động.

Tạo đợt sinh hoạt chính trị bổ ích

Đầu tiên phải kể đến việc Công đoàn các cấp triển khai tổ chức cuộc thi “Công đoàn Việt Nam - 95 năm xây dựng và phát triển” với không khí sôi nổi đã thu hút sự tham gia của đông đảo đoàn viên, người lao động.

Cuộc thi là hình thức sinh hoạt chính trị bổ ích, có ý nghĩa đối với cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức lao động; đồng thời là hình thức tuyên truyền, giáo dục giúp công nhân viên chức lao động hiểu sâu sắc hơn về tổ chức Công đoàn Việt Nam qua những chặng đường lịch sử.

Tiết mục biểu diễn tại vòng chung khảo Tiếng hát Công đoàn huyện Thanh Trì - Ảnh: Thu Hà
Tiết mục biểu diễn tại vòng chung khảo Tiếng hát Công đoàn huyện Thanh Trì - Ảnh: Thu Hà

Tại Liên đoàn lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình, cuộc thi đã thu hút sự tham gia của 88 đội thi đến từ 90 Công đoàn cơ sở. Tham gia cuộc thi là cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức lao động thuộc các Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận. Đến với cuộc thi các thí sinh đã rất tâm huyết nghiên cứu các nội dung dự thi và thể hiện xuất sắc những hiểu biết của mình thông qua với những câu trả lời đúng.

Đối với huyện Ứng Hòa, cuộc thi đã thu hút sự tham gia của 8 đội đến từ 8 Cụm thi đua của LĐLĐ huyện. Trải qua 3 phần thi Chào hỏi - Kiến thức - Năng khiếu, các đội thi đã thể hiện sự chuẩn bị chu đáo trong việc ôn tập kiến thức và dàn dựng tiết mục. Kiến thức về lịch sử, truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam qua 95 năm thành lập.

Thông qua Cuộc thi giúp cho cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử cũng như quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam. Những quy định của Hiến pháp năm 2013, pháp luật về giai cấp Công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam; về Bộ luật Lao động; Luật Công đoàn năm 2012.

Hội thi đã khẳng định được sự sáng tạo, đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, thu hút được đông đảo đoàn viên tham gia, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp, lan tỏa giá trị của các hoạt động ý nghĩa trong chuỗi các hoạt động chào mừng 95 năm Công đoàn Việt Nam trong đoàn viên, người lao động.

Lời ca, tiếng hát đã gắn kết đoàn viên, người lao động và tạo động lực để họ hăng hái thi đua lao động, sản xuất
Lời ca, tiếng hát đã gắn kết đoàn viên, người lao động và tạo động lực để họ hăng hái thi đua lao động, sản xuất

Gắn kết đoàn viên, người lao động bằng lời ca, tiếng hát

Cùng với việc tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để đoàn viên, người lao động hiểu về Công đoàn Việt Nam, Công đoàn các cấp trên địa bàn Hà Nội cũng tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi động để tạo sự gắn kết giữa người lao động.

Trong các ngày 12 và 13/7, tại huyện Hoài Đức đã diễn ra “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” công nhân viên chức lao động với sự tham gia của 1.433 diễn viên, vận động viên từ 25 đơn vị tham gia tranh tài trong 4 nội dung thi đấu: bóng bàn, cầu lông, kéo co và văn nghệ.

Đáng chú ý, ở phần thi văn nghệ đã ghi nhận nhiều tiết mục đặc sắc với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu; ca ngợi tình yêu quê hương đất nước; tôn vinh người lao động, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam…

Ngày hội này có đã nhằm tạo sân chơi bổ ích sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, sức khỏe, của đoàn viên, người lao động ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Đây là dịp để tuyên truyền sâu rộng trong đoàn viên, công nhân viên chức lao động huyện về truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân, về tổ chức Công đoàn Việt Nam, về Thủ đô Hà Nội; góp phần củng cố, bồi đắp niềm tin của đoàn viên, công nhân viên chức lao động với Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ TP Hà Nội trao cờ lưu niệm cho các đội trong vòng chung khảo Hội diễn văn nghệ cán bộ, giảng viên, người lao động các trường đại học, cao đẳng Hà Nội năm 2024
Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ TP Hà Nội trao cờ lưu niệm cho các đội trong vòng chung khảo Hội diễn văn nghệ cán bộ, giảng viên, người lao động các trường đại học, cao đẳng Hà Nội năm 2024

Cùng mong muốn mang lời ca, tiếng hát để ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi tổ chức Công đoàn và người lao động Thủ đô, ngày 18/6  LĐLĐ TP cũng tổ chức chung khảo Hội diễn văn nghệ cán bộ, giảng viên, người lao động các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội năm 2024. Vòng chung khảo có 7 đội xuất sắc đại diện cho 3 cụm thi đua đã mang đến phần biểu diễn đặc sắc, ấn tượng của các cán bộ, giảng viên, người lao động Thủ đô.

Hay như tại huyện Thanh Trì, vòng chung khảo Hội thi tiếng hát Công đoàn huyện với sự tham gia của 16 đội thi gồm 22 tiết mục xuất sắt nhất được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, đầu tư về trang phục, âm thanh, dàn dựng bài bản đã mang đến những ấn tượng sâu sắc với khán giả và được ban giám khảo đánh giá cao.  

Hội thi là sân chơi bổ ích cho đoàn viên, người lao động được thể hiện tài năng, niềm đam mê ca hát; phát huy sức sáng tạo, sự cống hiến của những tập thể, hạt nhân văn hóa, văn nghệ trong các đơn vị, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động. Thông qua đó tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong cuộc sống, thắt chặt tình đoàn kết của cán bộ, giảng viên, người lao động.

 

Quá trình hình thành và phát triển của Công hội đỏ Bắc Kỳ gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những năm đầu của thế kỷ XX. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người đặt cơ sở lý luận và nền tảng tư tưởng cho việc thành lập tổ chức Công đoàn Việt Nam. Tháng 6/1925, Người sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu - Trung Quốc và trực tiếp giảng dạy nhằm nâng cao lý luận chính trị cho học viên.

Những năm 1925 - 1928, dưới sự lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, phong trào “Vô sản hóa” đã thâm nhập sâu rộng vào trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm lò để tuyên truyền, vận động công nhân tích cực tham gia phong trào đấu tranh. Sự ra đời của Chi bộ Cộng sản đầu tiên (3/1929), đặc biệt là sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929) là kết quả của quá trình vận động, tổ chức công nhân mà Nguyễn Đức Cảnh là một trong những sáng lập viên và giữ vai trò quan trọng.

Ngày 28/7/1929, Đại hội đại biểu Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất khai mạc do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh chủ trì. Đại hội đã quyết định thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, thông qua Điều lệ và hệ thống tổ chức của Công hội; bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Hội trưởng.

Sự kiện thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam. Kể từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể cách mạng rộng lớn, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, đứng ra dẫn dắt phong trào.