Sôi nổi Hội thi làm bánh trôi tại huyện Phúc Thọ
Lễ hội truyền thống Đền Hát Môn được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia, trong đó có nghi thức rước bánh trôi dâng lễ Hai Bà Trưng. Tục làm bánh trôi của dân làng Hát Môn có từ lâu đời, gắn liền với Lễ hội làng Hát Môn.
Tham gia Hội thi làm bánh trôi dâng Hai Bà Trưng năm nay có tổng số 10 đội thi đến từ các thôn làng trên địa bàn xã Hát Môn; mỗi đội thi gồm 8 thành viên chính thức.

Các đội tham gia 2 phần thi gồm: phần thi chào hỏi, giới thiệu về đội thi, những kết quả nổi bật về văn hoá - xã hội, những nét văn hoá đặc sắc trên địa bàn thôn dân cư, và phần thi làm bánh trôi, thực hiện làm bánh trôi từ khâu nặn bánh, luộc bánh đến khi bánh chín và vớt ra trưng bày, giới thiệu.
Đội thi đạt giải Nhất thực hiện nội dung thuyết trình, giới thiệu về sản phẩm của đội, giới thiệu về kỹ thuật, quy trình làm bánh và ý nghĩa của phong tục làm bánh trôi dâng Hai Bà Trưng tại xã Hát Môn.
Ban Tổ chức căn cứ vào kết quả chấm điểm của Ban Giám khảo để trao Giấy chứng nhận và tiền thưởng cho các đội tham gia; trong đó gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 4 giải Khuyến khích. Đội thi đến từ thôn 7 đã xuất sắc đạt giải Nhất của Hội thi.
Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ cho biết, thông qua Hội thi, địa phương muốn tuyên truyền, quảng bá phong tục, tập quán, nét văn hoá đặc sắc và cách thức làm bánh trôi truyền thống tại xã Hát Môn; nguồn gốc, ý nghĩa của lễ vật bánh trôi dâng Hai Bà Trưng.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng làm bành trôi dâng lễ Hai Bà Trưng vào dịp lễ hội truyền thống đền Hát Môn hàng năm, đồng thời giới thiệu, quảng bá về đặc sản bánh trôi tại xã Hát Môn và quảng bá về du lịch tại huyện Phúc Thọ.
Huyện Phúc Thọ hoàn thành đạt và vượt 7 chỉ tiêu phát triển năm 2024
Kinhtedothi - Trong tổng số 22 chỉ tiêu UBND TP Hà Nội và HĐND huyện Phúc Thọ giao, ngoài 8 chỉ tiêu chưa đến kỳ đánh giá, đến nay UBND huyện đã hoàn thành đạt và vượt 7 chỉ tiêu; còn 7 chỉ tiêu đang tiếp tục phấn đấu.

Nhân rộng những cách làm hay trong cải cách hành chính tại huyện Phúc Thọ
Kinhtedothi - Xác định cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị quản lý Nhà nước, thời gian qua, huyện Phúc Thọ khuyến khích thí điểm triển khai nhiều cách làm mới; bước đầu ghi nhận những hiệu quả tích cực.

Xem xét thông qua Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phúc Thọ đến năm 2050
Kinhtedothi - Sáng 25/6, kỳ họp thứ 18 HĐND huyện Phúc Thọ khoá XX nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã chính thức được khai mạc. Đây là kỳ họp thường lệ, diễn ra trong 2 ngày 25 - 26/6, nhằm xem xét, quyết nghị một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền của HĐND huyện.