Sớm khắc phục nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 20/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật.

Chính phủ tập trung đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh cũng như tình hình soạn thảo, trình các dự án Luât, Pháp lệnh của Chính phủ, các bộ, ngành. Chương trình phiên họp Chính phủ chuyên đề cũng tập trung cho ý kiến 7 dự án luật nằm trong kế hoạch quý I năm 2014. 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác xây dựng Luật, pháp lệnh và yêu cầu các Bộ trưởng tập trung chỉ đạo làm tốt công tác này để nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong quý 1-2014, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ phải ban hành 90 văn bản hướng dẫn chi tiết, trong đó có 58 văn bản nợ 
 7 dự án luật gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự; Luật Công an nhân dân (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. 
chuyển từ năm 2013 sang. Trong số ấy, có 44 văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, còn lại thuộc thẩm quyền của các bộ, cơ quan ngang bộ. Theo Thủ tướng, tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật pháp lệnh, năm 2013 mặc dù đã có nhiều tiến bộ, song so với yêu cầu còn chậm. Đây là vấn đề cần sớm khắc phục và phải có chuyển biến tốt hơn trong ngay từ quý II năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, đồng thời chỉ ra những định hướng cơ bản đối với các dự án luật trong kế hoạch quý II/2014 cũng như một số nội dung liên quan đến kinh phí, nhân lực trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại các bộ, ngành… 

Thủ tướng đặc biệt lưu ý đến chất lượng xây dựng các dự án luật và cho rằng: Chỉ nên quy định chi tiết trong dự án luật về các vấn đề đã được xác định cụ thể từ thực tiễn, còn những vấn đề chưa rõ nên quy định giao cho Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành. “Trong xây dựng các dự án luật  những nội dung đã rõ, đã ổn định thì đưa vào quy định cứng. Còn cái gì chưa đủ rõ, chưa đủ ổn định thì ta chỉ nên nguyên tắc, định hướng, không nên vội vàng đưa vào luật như thế đời sống của luật rất ngắn”, Thủ tướng nêu rõ. Theo Thủ tướng, kèm theo đó là có dự thảo nghị định hướng dẫn để thi hành luật. Như vậy, để khi áp dụng vào cuộc sống cần bổ sung sửa đổi gì cho kịp thì chúng ta làm, linh hoạt trong điều hành quản lý nhà nước. Cùng với đó là đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh để các luật sau khi có hiệu lực thực sự đi vào cuộc sống.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện nghiêm túc kế hoạch của Chính phủ về triển khai nghị quyết số 67/2013/QH13 của Quốc hội; tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và làm rõ trách nhiệm của các đơn vị trong việc chậm ban hành, nợ đọng văn bản, chủ động đề xuất, áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản.  

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần