Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sớm khắc phục tình trạng một việc nhiều cấp chính quyền thực hiện

Kinhtedothi- Nhiều ý kiến cho rằng, phân quyền đã được đề ra nhưng vẫn chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung chung, và thực tế Luật Tổ chức chính quyền địa phương (TCCQĐP) chưa có những quy định về quyền hạn riêng của địa phương.
Đó là những ý kiến tại Hội thảo khoa học “Phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay” do Bộ Nội vụ chủ trì tổ chức hôm nay (8/5) tại Hà Nội.
Phát biểu tại đây, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nhận định: Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ với CQĐP đã được đẩy mạnh đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, đảm bảo chỉ đạo, điều hành thống nhất của Chính phủ và phát huy chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền của CQĐP các cấp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, bảo đảm tính thông suốt của hệ thống hành chính từ T.Ư đến cơ sở. Tuy nhiên thời gian qua, khá nhiều thông tin phản ánh hiện tượng nhiều địa phương tìm cách đẩy công việc lên cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
“Chuyện đùn đẩy mọi việc lên cho Chính phủ và Thủ tướng xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất có thể thấy chính là sự phân chia thẩm quyền giữa các cấp chính quyền chưa đủ rõ ràng, mạch lạc. Một số nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chưa được quy định rõ, vẫn còn một số nhiệm vụ cả cấp tỉnh, cấp huyện hoặc cấp huyện, cấp xã cùng thực hiện nhưng chưa rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp trong quản lý”, ông Tuấn nói.
 Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phát biểu tại Hội thảo.
Theo lãnh đạo Bộ Nội vụ, qua gần 3 năm triển khai thực hiện Luật TCCQĐP 2015, cùng với kết quả đã đạt được thì một số quy định hiện hành của Luật cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp chủ trương, định hướng của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. “Thực tế hiện nay, chúng ta muốn phân cấp mạnh mẽ cho địa phương nhưng chưa chú ý tới khả năng, năng lực và điều kiện của các địa phương khi được phân cấp. Đặc biệt, vẫn có tình trạng chuyển lên cho cấp trên quyết định; có nhiều việc chính quyền địa phương cấp dưới có thể giải quyết được nhưng lại không phân cấp mà giữ lại để cấp trên giải quyết... Chính vì vậy, hội thảo này là hoạt động rất có ích để sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ và Luật TCCQĐP; đề xuất, kiến nghị xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp chính quyền, tránh chồng chéo như hiện nay: Một việc nhiều cấp chính quyền thực hiện”, ông Tuấn khẳng định.
Tham luận tại đây, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, Hiến pháp 2013 đã thay tên gọi của Chương HĐND và UBND thành tên gọi là CQĐP nên mở ra khả năng đa dạng các mô hình tổ chức CQĐP, nhưng Luật TCCQĐP 2015 vẫn không thể hiện được tinh thần của nguyên tắc “CQĐP tự quản”, bởi khái niệm này đến nay vẫn chưa được thừa nhận một cách chính thức trong các văn kiện của Đảng. “Dù Luật TCCQĐP có phân biệt rõ ràng CQĐP thành thị khác với vùng nông thôn, song đi vào cụ thể thì các nhiệm vụ, quyền hạn giữa chúng vẫn không có gì khác nhau”, GS. Nguyễn Đăng Dung khẳng định.
Đồng quan điểm này, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Văn Tất Thu cho rằng, không có mô hình tự quản chung trên thế giới, song cần chỉ ra bản chất của chính quyền tự quản đó là chính quyền của người dân. Chính quyền tự quản chính là mô hình mà chúng ta đang theo đuổi. 
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đánh giá, Luật TCCQĐP không làm rõ hơn nhiều lắm ý tưởng phân quyền thể hiện trong Hiến pháp 2013. Dẫn chứng là về tổ chức, Luật TCCQĐP bổ sung thêm đơn vị hành chính “TP thuộc TP trực thuộc T.Ư” và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đồng thời phân biệt giữa CQĐP ở nông thôn và ở đô thị, nhưng những quy định này chưa đủ để có thể xây dựng mô hình riêng biệt về tổ chức các cơ quan chính quyền ở từng loại địa phương.
Đặc biệt, “phân quyền đã được đề ra nhưng mới chỉ dừng ở những nguyên tắc chung chung. Theo các quy định cụ thể về thẩm quyền của từng cấp chính quyền, đa số loại quyền hạn vẫn đang tồn tại dưới dạng thức “chia sẻ” giữa nhiều cấp địa phương hay giữa địa phương (cấp tỉnh) và T.Ư. Luật TCCQĐP chưa có những quy định về quyền hạn riêng của địa phương - tương ứng với quy định Hiến pháp về “những công việc của địa phương”.
Ngoài ra, cơ chế kiểm soát quyền lực T.Ư - địa phương chưa được quy định tương thích với ý tưởng phân quyền. Dù Hiến pháp đã quy định khả năng phân quyền, phân cấp và uỷ quyền, nhưng theo Luật TCCQĐP, ngay cả khi thực hiện các công việc đã được phân quyền, CQĐP vẫn phải chịu sự kiểm tra giám sát của “cơ quan nhà nước cấp trên”. Đây là điều không thật phù hợp với nguyên tắc phân quyền hành chính được thực hành phổ biến trên thế giới và mâu thuẫn ngay với quy định trong Luật: “CQĐP tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền”, bà Hoàng Anh nhấn mạnh.
Từ thực tế trên, một số ý kiến đề nghị khi đã xác định các địa phương có thể thực thi các quyền tự chủ, cần quy định rõ những thẩm quyền của địa phương đó. CQĐP cần có thẩm quyền riêng biệt so với các cơ quan nhà nước cấp trên, được thực hiện trong phạm vi phân cấp. Có thể các thẩm quyền này được thừa nhận tại luật tổ chức, hoặc được quy định rành mạch tại các luật chuyên ngành, trong đó những gì không thuộc phạm vi hoạt động của T.Ư thì thuộc thẩm quyền của địa phương. Khi ranh giới thẩm quyền giữa T.Ư, địa phương hay giữa các cấp địa phương chưa rõ thì toà án sẽ đưa ra giải thích cuối cùng.
Ngoài ra, đại diện một số tỉnh, TP cũng nêu thực trạng phân cấp quản lý nhà nước, phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền tại địa phương và đề xuất đẩy mạnh quyền tự chủ của các cấp CQĐP cho phù hợp yêu cầu phát triển. Riêng với vấn đề địa phương tự quản, bà Hoàng Anh đề nghị luật đổi mới cơ chế giám sát hoạt động của địa phương. Kinh nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, với các lĩnh vực tự quản của CQĐP, chỉ có thể tồn tại một cơ chế giám sát duy nhất là tư pháp. Song, việc giám sát hành chính của cấp trên nên giảm bớt tối đa, bởi lẽ sự can thiệp hành chính một cách trực tiếp và toàn diện là đi ngược lại với quyền tự chủ của địa phương.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ