Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sơn La có thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Kinhtedothi - Ngày 8/7, UBND tỉnh Sơn La cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định đưa Lễ hội Xên Lẩu Nó, Lễ hội Púng Hiéng và Nghề làm giấy vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành các Quyết định số 2213/QĐ-BVHTTDL, 2214/QĐ-BVHTTDL, 2215/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội Xên Lẩu Nó của người Thái Đen Yên Châu, tỉnh Sơn La; Lễ hội Púng Hiéng (Tết Hạ Niên) của người Dao Tiền Mộc Châu, tỉnh Sơn La và Nghề làm giấy của người Mông Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Đồng bào Dao tiền chuẩn bị Lễ hội Púng Hiéng.

Lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền Mộc Châu được một số dòng họ người Dao Tiền duy trì theo hình thức truyền đời, tổ chức định kỳ 3-4 năm một lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán đán với ý nghĩa để tạ ơn tổ tiên, thần linh và cầu cho năm mới làm ăn thêm thuận lợi.

Lễ hội Xên Lẩu Nó của người Thái Đen Yên Châu thường được tổ chức vào mùa Xuân để cảm tạ tổ tiên, thần sông, thần núi và là dịp để tạ ơn công đức của thầy cúng đã chữa bệnh cho mọi người.

Nghề làm giấy của người Mông đã có từ lâu đời. Giấy làm ra không phải để viết, mà được dùng trong các ngày lễ tết, thờ cúng... với ý nghĩa cầu mong những điều tốt đẹp, an lành, may mắn cho mọi người trong gia đình, nhất là trong dịp năm mới.

“Điểm tựa" vững chắc cho nông dân Sơn La

“Điểm tựa" vững chắc cho nông dân Sơn La

Sơn La: Công an xã giúp dân sơ tán khỏi vùng sạt lở

Sơn La: Công an xã giúp dân sơ tán khỏi vùng sạt lở

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ