Họ, những người dân hiền lành, chất phác chỉ biết “khóc” cho một dòng sông đang dần bị bức tử…
Phế liệu - kẻ hủy diệtXuôi theo đường đê sông Đáy, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi khi chứng kiến cảnh xác xơ tại bờ sông Đáy thuộc địa phận thôn Thanh Giang, xã Thanh Cao (huyện Thanh Oai, Hà Nội). Nước của dòng sông chuyển màu đen kịt, rác thải biến dạng, lập lờ không trôi khiến quãng sông được lầm tưởng như một khoảnh ao tù, nước đọng. Tác nhân chính gây ra tình trạng này có lẽ do hàng “núi” phế liệu chất đống, đã lưu cữu tại đây nhiều năm tháng. Số phế liệu này của cơ sở sản xuất tái chế sản phẩm từ vỏ bao bì hoạt động ngay sát bờ sông. Người dân trong khu vực cho biết, đây là cơ sở sản xuất tồn tại hơn chục năm nay.Cơ sở sản xuất chất đống bao bì dọc bờ sông Đáy. Ảnh: Đông Phong |
Thâm nhập thực tế, chúng tôi không khỏi kinh hãi về những gì họ đang đối xử với dòng sông này. Theo đó, vỏ bao bì được ngâm vào bể lắng, luôn bơm nước, phía trên là guồng xoay với những lá sắt liên tục quay tròn. Hoạt động này để xay nhuyễn lớp vỏ bao bì bằng giấy và lắng xuống bể lọc. Ngay cạnh đó là máy ép những bột giấy này thành bánh bìa carton mới. Các hoạt động này cần nhiều nước để thanh lọc, sơ chế sản phẩm và sau đó, toàn bộ thứ nước có màu nâu đỏ chứa đủ các hóa chất, tạp chất của các loại vỏ bao bì chứa trước đó được xả thẳng xuống sông. Hoạt động này đều đặn tái diễn tạo một lạch nước thải nhỏ đều hòa vào dòng sông. Dò hỏi những người thợ sản xuất nơi đây được biết, đều đều mỗi ngày xưởng tiến hành tái chế vài tạ vỏ bao bì.
Đình chỉ, tồn tại... đình chỉ?Tiếp tục tìm hiểu độ ô nhiễm môi trường tại quãng sông này, người dân trong khu vực cho biết, khoảng 3 năm trở về đây nước sông bốc mùi hôi thối. Tình trạng ô nhiễm nặng đến mức cá cũng không sống nổi tại quãng sông này. Khi hỏi nguyên nhân ô nhiễm sông Đáy người dân đều nhận thức được tình trạng này chủ yếu do con người xả thải gây ra. Tuy nhiên, không hiểu vì tình làng nghĩa xóm hay người dân vô tâm không nhận ra tồn tại ô nhiễm ngay trước mắt. Họ cho rằng, ô nhiễm tận những đâu xa lắm. Một người dân thôn Thanh Giang (không muốn nêu tên) than thở: Nhiều cơ sở sản xuất dọc sông Đáy xả thải gây ô nhiễm dòng sông. Đó là, các làng nghề làm miến thuộc huyện Hoài Đức thải chất bẩn. Cứ khoảng tháng 8 hàng năm, họ chuẩn bị vụ miến Tết là quãng sông lại bốc mùi hôi thối. Còn nữa, cách khoảng 200m dọc sông là công ty sản xuất nến lúc nào hoạt động cũng kín mít. Người dân chỉ hưởng mùi thơm, cay nồng của hóa chất và thải những gì vào lòng sông thì chỉ có họ mới hiểu. Đề cập việc ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế bao bì, người dân liền lảng tránh, không muốn trả lời… (!).Theo UBND xã Thanh Cao, cơ sở tái chế vỏ bao bì này đã tồn tại gần chục năm nay. Trước đó nhiều năm, cơ sở đã xả những đầu mẩu phế liệu xuống dọc bờ sông. Tháng 8/2015, UBND xã Thanh Cao đã có quyết định đình chỉ, xử phạt vi phạm hành chính do cơ sở sản xuất giặt bao bì gây khói, bụi, xả nước thải chứa tạp chất gây ô nhiễm môi trường trực tiếp vào khu vực ven sông Đáy. Mức phạt đối với cơ sở này là 1 triệu đồng (!). Sau thời điểm này, cơ sở kinh doanh bóc bao bì đã hợp đồng với công ty có chức năng thu gom chất thải. Số rác thải chất đống bên bờ sông Đáy là tồn tại cũ. Hiện tại, tiếp nhận thông tin cơ sở sản xuất tiếp tục gây ô nhiễm môi trường, UBND xã Thanh Cao đã đình chỉ hoạt động và tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm… Đề cập đến công ty sản xuất nến, tháng 4/2016, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC 49) đã phối hợp cùng chính quyền sở tại kiểm tra. Theo đó, công ty không phát sinh nước thải sản xuất, khí thải từ khu vực sản xuất được xử lý bằng quạt thông gió. Kết quả các mẫu thử nghiệm đều đạt tiêu chuẩn khi thải ra môi trường.Thiết nghĩ, tình trạng ô nhiễm môi trường ven sông Đáy tại xã Thanh Cao là có cơ sở. Đề nghị lực lượng chức năng sớm hướng dẫn các cơ sở sản xuất trong khu vực có biện pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường cho cộng đồng.Khi hỏi đến nguyên nhân ô nhiễm sông Đáy người dân đều nhận thức được tình trạng này chủ yếu do con người xả thải gây ra. |