Kem đánh răng than hoạt tính là gì?
Như tên gọi, kem đánh răng than hoạt tính có thành phần chủ yếu là bột than hoạt tính. Than hoạt tính khác hoàn toàn so với than dùng để nướng thực phẩm mà mọi người vẫn hay sử dụng trong các bữa tiệc ngoài trời.
Than hoạt tính là bột mịn màu đen được làm từ than xương, vỏ dừa, than bùn, than cốc, than đá, quả ô liu đã tách hột hoặc mùn cưa. Than hoạt tính tự nhiên có tính khử độc bởi vì bề mặt xốp hút độc tố. Khi được sử dụng trong chăm sóc răng miệng, than hoạt tính có thể hút và đánh bóng nhẹ các vết bẩn trên bề mặt răng.
Có hai dạng kem đánh răng than hoạt tính:
Tube (Dạng tuýp kem)
Tub (Dạng bột)
Sử dụng kem đánh răng than hoạt tính như thế nào để được an toàn?
Câu trả lời cho câu hỏi kem đánh răng than hoạt tính có an toàn không còn phụ thuộc vào cách bạn sử dụng kem đánh răng như thế nào. Để nhận được câu trả lời an toàn, bạn cần tuân thủ những điều sau:
Kiểm tra nguồn gốc của kem đánh răng
Đây là một điều cần thiết giúp bạn xác định những thành phần có trong kem đánh răng một cách rõ ràng và tránh mua phải hàng giả hoặc hàng kém chất lượng.
Thông thường, bạn có thể tìm thấy những loại kem đánh răng chất lượng cao tại những siêu thị, quầy thuốc hoặc các website chính hãng uy tín. Ở một vài trường hợp khác, bạn có thể đến gặp nha sĩ để tìm lời khuyên phù hợp cho tình trạng răng miệng của bạn.
Xem xét thành phần có trong kem đánh răng
Ngoài những thành phần thông thường có mặt trong kem đánh răng, bạn cần lưu ý một số chất như natri lauryl sulfate, florua và chất tạo ngọt (erythritol). Đây là là những thành phần không nên có mặt trong kem đánh răng hoặc có một lượng vừa đủ theo tỷ lệ phù hợp, vì vậy bạn cần phải xem xét các thành phần có kem đánh răng được ghi ở trên bao bì.
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, khi bạn sử dụng kem đánh răng than hoạt tính thì bạn phải cẩn thận trong việc lựa chọn và kiểm tra thành phần, nếu không sẽ có thể bị nhầm với kem có chứa than củi nguyên chất khiến men răng bị mài mòn nhanh hơn.
Ngày đánh răng mấy lần là hợp lý?
Để việc vệ sinh răng miệng phát huy tối đa tác dụng, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, có thể tăng cường thêm 1 lần vào lúc khác trong ngày, ví dụ như sau bữa ăn 30 phút.
Hầu hết mọi người thường chải răng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Theo nghiên cứu, đây là 2 thời điểm chăm sóc răng miệng quan trọng không thể bỏ qua nếu muốn có một hàm răng chắc khỏe, sáng bóng và hơi thở không có mùi khó chịu.
Đánh răng sau khi ngủ dậy
Trong khi ngủ, quá trình sản xuất nước bọt sẽ bị chậm lại, dẫn đến tăng lượng vi khuẩn trong khoang miệng. Đây là lý do khiến bạn thức dậy mỗi sáng với hơi thở khó chịu và nặng mùi.
Bên cạnh đó, những vi khuẩn này còn gây hại cho nướu và men răng, dẫn đến bệnh viêm nướu và sâu răng. Chính vì vậy, đánh răng sau khi ngủ dậy không chỉ loại bỏ những mảng bám và vi khuẩn có hại trên răng mà còn giúp bao phủ lên men răng một lớp bảo vệ nhằm chống lại axit trong thực phẩm.
Ngoài ra, đánh răng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy còn là cách kích thích tiết nước bọt hiệu quả, điều này giúp phân hủy thức ăn trong bữa sáng và tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong miệng một cách tự nhiên.
Đánh răng trước khi đi ngủ
Đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ được xem là lần đánh răng quan trọng trong ngày. Việc này giúp răng miệng sạch sẽ trong khoảng thời gian dài đi ngủ. Khi đang ngủ, lưu lượng và tốc độ tiết nước bọt đều giảm, trong khi nước bọt là cơ chế bảo vệ răng khá quan trọng. Do đó, nguy cơ sâu răng thường tăng cao hơn nếu bạn không chải răng sạch sẽ trước khi đi ngủ.Tóm lại, để có hàm răng chắc khỏe, bạn nên duy trì đánh răng đúng cách mỗi ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần từ 2 - 3 phút hoặc có thể lâu hơn đối với trẻ em.Không nên đánh răng quá 3 lần trong ngày vì nguy cơ gây mòn men răng. Nếu sau khi ăn mà cảm thấy khoang miệng mình không sạch và có mùi, thay vì tiếp tục đánh răng, bạn có thể súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng phù hợp.