Thủ tướng khẳng định sẽ có nghị quyết thúc đẩy phát triển cơ khí - Ảnh: CP |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải vì sao giải ngân vốn đầu tư công chậm
Sáng 26/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các Bộ ngành, địa phương về thúc đẩy phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2019.
Tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ thướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo các Bộ, ngành T.Ư và địa phương trên cả nước. Tại điểm cầu Hà Nội có sự tham dự của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tham luận tại Hội nghị. |
Đầu tư công là một trong những nguồn lực rất lớn, quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là phát triển hạ tầng của tất cả các vùng miền. Đầu tư công góp khoảng 10,7% giá trị GDP, 32% mức đầu tư toàn xã hội năm 2019.
Tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, đặc biệt, năm 2019 được cho là năm chậm nhất trong nhiều năm qua. Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, trong tổng nguồn vốn 429.300 tỷ đồng được phân bổ vốn sẵn sàng giải ngân khoảng 367.000 tỷ, bằng 85,5% dự toán.
Theo đánh giá của Bộ trưởng bộ KH&ĐT, vốn sẵn sàng giải ngân cao, đây không phải nguyên nhân trực tiếp của việc giải ngân thấp. Viẹc giải ngân chậm đến từ rất nhiều nguyên nhân như: Vướng mắc về thể chế, pháp luật; Công tác lập kế hoạch chưa sát với thực tế; Công tác triển khai của các bộ/ngành, địa phương còn chậm trễ…
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định, việc giải ngân chậm đã tạo ra nút thắt cổ chai cho nền kinh tế, điều này gây ra 4 hậu quả lớn: Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và GDP; Ảnh hưởng đến nguồn lực của các dự án lớn, ảnh hưởng đến huy động vốn xã hội, sâu xa là ảnh hưởng đến uy tín quốc gia; Gây lãng phí lớn vì tiền đã được bố trí mà “nằm một chỗ” không thể chi; Gánh nặng cho doanh nghiệp khi phải đội vốn, ảnh hưởng đến uy tín, việc làm và lãng phí thời gian…
Về phía Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, trong năm 2019 đã giao kế hoạch vốn đầu tư theo quyết định số 6688/QĐ-UBND ngày 07/12/2018 với tổng số vốn hơn 44.917 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư cấp TP là hơn 29.019 tỷ đồng, cấp huyện là hơn 15.897 tỷ đồng.
Qua điều chỉnh, tổng kế hoạch vốn cho đầu tư của toàn TP đến nay là hơn 52.524 tỷ đồng, trong đó chi ngân sách cấp TP là hơn 31.490 tỷ đồng, chi ngân sách cấp huyện là hơn 21.034 tỷ đồng. Tổng mức vốn kế hoạch đầu tư năm 2019 tính đến thời điểm này là hơn 47.388 tỷ đồng.
Tính đến 15/9, toàn TP đã giải ngân vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm 2019 được 14.175 tỷ đồng... Một số đơn vị, địa phương có mức giải ngân khá như: UBND quận Hà Đông (99%), UBND huyện Thanh Trì (92%), UBND huyện Quốc Oai (73%), UBND huyện Đan Phượng (64%), Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (44%).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá rất cao hiệu quả công tác giải ngân vốn đầu tư công của TP Hà Nội. “Hà Nội đã chủ động đưa ra nhiều biện pháp mới trong giai đoạn còn nhiều khó khăn. Phân cấp mạnh mẽ cho các quận, huyện và vận dụng cơ chế linh hoạt để giải phóng mặt bằng. Qua đó, đạt hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công rất tích cực” - Thủ tướng nhận định.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ: Chính phủ sẽ sàng lọc dự án đầu tư FDI theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Ảnh: TTO |
GDP 9 tháng tăng 6,98%, cao nhất từ 2011 đến nay
Sáng 28/9, Tổng cục Thống kê (TCTK) thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý III/2018. Theo đó, 9 tháng năm 2018, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011 trở về đây.
Dây chuyền sản xuất tại Công ty Năng lực Việt tại Khu công nghiệp Nam Thăng Long. Ảnh: Thanh Hải |
GDP quý III năm 2018 ước tính tăng 6,88% so với cùng kỳ năm trước. Mức này, theo Tổng cục Thống kê tuy thấp hơn mức 7,45% của quý I nhưng cao hơn mức tăng 6,73% của quý II, cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng. Trong đó, khu vực nông, lâm, thuỷ sản tăng 3,46%. Khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 8,61%. Dịch vụ tăng 6,87%.
Tăng trưởng quý III/2018 thấp hơn cùng kỳ năm trước đó nhưng cao hơn tăng trưởng của quý III các năm từ 2011 - 2016.
Tính chung 9 tháng năm 2018, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011 trở về đây. Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,65%, đóng góp 8,8% vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,89% đóng góp 48,7%. Khu vực dịch vụ tăng 6,89% đóng góp 42,5%.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 9 tháng năm 2018 ước tính đạt 178,91 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2017 (quý III đạt 64,73 tỷ USD, tăng 13,9%), trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 51,07 tỷ USD, tăng 17,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 127,84 tỷ USD (chiếm 71,5% tổng kim ngạch xuất khẩu), tăng 14,6%.
Cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng năm 2018 tiếp tục xuất siêu 5,39 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 18,26 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 23,65 tỷ USD.
Theo cơ quan thống kê, với mức GDP 9 tháng là 6,98%, để đạt mức 6,7% cả năm, tính toán quý 4 chỉ cần tăng 6,11%. “Thường quý 4 các năm thường tăng trưởng cao nên khả năng đạt trên 6,7% cả năm là hoàn toàn khả thi”, đại diện Tổng Cục Thống kê chia sẻ tại buổi họp báo.
Báo cáo cũng thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2018 tăng 0,59% so với tháng trước, tăng 3,20% so với tháng 12/2017 và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung quý III/2018, CPI tăng 0,72% so với quý trước và tăng 4 ,14% so với quý III/2017. CPI bình quân 9 tháng năm 2018 tăng 3,57% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.
Công bố Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2019
Ngày 24/9, Công ty Tư vấn thương hiệu Mibrand Việt Nam kết hợp với Brand Finance chính thức công bố bảng danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2019.
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đứng vị trí thứ nhất trong Top 50 thương hiệu 2019. Ảnh: Khắc Kiên |
Trong lần xếp hạng này, tổng giá trị của 50 thương hiệu dẫn đầu đạt 18,9 tỷ USD, tăng 19% so với danh sách trước đó.
Trong 10 thương hiệu dẫn đầu, có các tên tuổi quen thuộc như: Viettel, VNPT, Vinamilk, Vinhomes, Sabeco, MobiFone, ViettinBank, VinaPhone, BIDV và Petrolimex. Các thương hiệu top 10 tạo nên 68% giá trị thương hiệu của bảng xếp hạng top 50 nói chung.
Năm nay, Viettel tiếp tục dẫn đầu danh sách với giá trị thương hiệu hơn 4,3 tỷ USD, vượt trội hơn hẳn phần còn lại của danh sách. Đặc biệt so với 2018, định giá thương hiệu của ông lớn ngành viễn thông đã tăng tới 54%.
Trong khi đó, từ vị trí số 2, Vinamilk đã phải nhường ngôi cho một đại diện khác của ngành viễn thông là VNPT. Định giá thương hiệu của VNPT năm nay được ghi nhận ở mức 1,68 tỷ USD, tăng gần 26% so với 2018. Còn Vinamilk có mức định giá giảm nhẹ khoảng 15%, từ 1,9 tỷ USD xuống 1.61 tỷ USD.
Xét theo lĩnh vực, các thương hiệu thuộc nhóm ngành viễn thông đang chiếm 38% tổng giá trị thương hiệu trong top 50, sau đó đến ngành thực phẩm (15%) và ngành ngân hàng (11%). Các ngành bia, bất động sản và bán lẻ đóng góp lần lượt là 8%, 7% và 5%.
Ông Samir Dixit - Giám đốc điều hành Brand Finance Châu Á Thái Bình Dương cho biết việc định giá thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập lộ trình hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận, thu hẹp khoảng cách giữa marketing và tài chính chính.
"Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của thiết kế, quảng cáo và marketing nhưng chúng tôi cũng tin rằng mục đích cuối cùng và quan trọng nhất của các thương hiệu là kiếm tiền. Đó là lý do tại sao chúng tôi kết nối các thương hiệu với lợi nhuận ròng", ông Samir Dixit chia sẻ.
Được biết, Brand Finance tính toán giá trị các thương hiệu trong bảng xếp bằng "phương pháp Chiết khấu Phí bản quyền". Phương pháp này ước tính doanh số tương lai được tạo ra từ thương hiệu và tính toán tỷ lệ phí bản quyền trả cho việc sử dụng thương hiệu, tức là công ty muốn sử dụng thương hiệu sẽ phải trả bao nhiêu tiền - với giả định rằng thương hiệu không thuộc sở hữu của công ty đó.
Thương hiệu giày Việt về tay doanh nghiệp Nhật