Sự vụ chưa dừng lại

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Chiều qua, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao&Du lịch đã công bố kết quả thanh tra những nghi vấn xung quanh bản quyền truyền hình (BQTH) mà VFF ký với AVG. Theo đó, dù còn một vài thiếu sót nhưng "Việc ký kết hợp đồng giữa VFF và AVG được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, được pháp luật thừa nhận. Những nội dung chưa phù hợp dù có nhưng không làm ảnh hưởng đến hiệ

Trước kết luận thanh tra của Bộ VHTT & DL, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VN- VPF đã chuẩn bị sẵn lộ trình "đi kiện" của mình, trong đó như bầu Kiên tiết lộ, sẽ gõ cửa Thanh tra Chính phủ, thậm chí các CLB cùng đòi VFF tiến hành đại hội bất thường để xem xét lại hợp đồng. Có nghĩa mọi việc nhiều khả năng không dừng lại sau cuộc công bố kết quả thanh tra. Cho đến ngày hôm nay, VPF đang bị kẹt khi Quy chế bóng đá chuyên nghiệp hay Điều lệ giải 2012 đều chưa được thông qua. Có thể nói, VPF tổ chức "chui" giải VĐQG 2012, vì góc độ pháp lý, VPF đang chưa có nhiều quyền để sở hữu, tổ chức và quản lý giải đấu. Cũng thấy, trong trường hợp VPF không thuần phục, có thể  sẽ  bị lấy lại quyền quản lý, tổ chức và điều hành giải đấu.

Ngay sau cuộc công bố kết quả thanh tra, lãnh đạo VPF đã gặp gỡ với báo chí để bày tỏ, trả lời các câu hỏi của báo giới:  VPF hài lòng và chưa bằng lòng với kết luận nào của Đoàn Thanh tra? Về vấn đề chuyển giao thương quyền, VPF có thể làm rõ hơn được không?

Theo Phó Chủ tịch VPF Nguyễn Đức Kiên, VPF không hài lòng và cho rằng kết luận của thanh tra Bộ cần phải xem xét lại. Thanh tra Bộ đã không xem xét đến điều 74.1 của VFF trong đó thừa nhận các thành viên của các CLB đồng sở hữu BQTH. Ngoài ra, về khoản 14 điều 4 mà Thanh tra Bộ căn cứ vào để kết luận thì rõ ràng quyền lợi của các bên đã được quy định tại điều 74.1 ở trên.

Mặt khác, VFF khi ký hợp đồng căn cứ vào điều 75 mà không có ý kiến của các CLB là không đúng với quy chế bóng đá chuyên nghiệp. Ngoài ra, ở điều 69 quy chế bóng đá chuyên nghiệp, VFF khẳng định sẽ chia sẻ 50 phần trăm nguồn thu thực tế từ BQTH. Khoản 1 điều 64, VFF cũng khẳng định Liên đoàn và các CLB sẽ cùng nhau chia sẻ khai thác các quyền thương mại.

Vấn đề lớn nhất mà chúng tôi đặt ra là: VFF đã bán BQTH và thương quyền cho AVG trong đó có cả những lợi ích liên quan đến ĐTQG. Mà các loại ĐTQG được hình thành trên cơ sở Luật Thể thao. VFF chỉ có trách nhiệm quản lý các ĐTQG chứ không được quyền sở hữu các đội thể thao quốc gia.

Chúng tôi sẽ soạn thảo kiến nghị để khiếu nại về kết quả thanh tra để bảo vệ quyền lợi của BĐVN. Chúng tôi có niềm tin rằng, kiến nghị của VPF sẽ được các cấp có thẩm quyền xem xét.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch VPF cho rằng: Nếu hợp đồng 3 năm thì chúng ta cho qua cũng được nhưng vì còn đến 19 năm, mỗi năm tăng 10%, BĐVN sắp tới sẽ có nhiều hơn 28 CLB, chi phí bỏ ra sẽ rất lớn, mỗi năm các CLB chỉ nhận được vài trăm triệu thì chẳng đáng kể gì.

Cái lo của VPF là thương quyền quá rộng, nó ảnh hưởng đến tác nghiệp của báo chí rất lớn. Vì thế, VPF có trách nhiệm kiến nghị để các cơ quan quản lý hài hòa quyền lợi của các bên. Song song với việc kiến nghị của mình, VPF sẽ đề nghị Bộ Tư pháp giúp đỡ để không đưa lên CAS (Tòa án Thể thao quốc tế).

VPF tái khẳng định sẽ theo đuổi vụ việc này cho đến khi nào BĐVN hưởng lợi tốt nhất.

Được biết, chiều ngày 20/2 tới, AVG mời VPF họp. Điều này cho thấy "vụ án" bán thương quyền các giải đấu của VFF cho AVG có thể vẫn không thể yên và có nhiều khả năng sẽ còn nặng nề hơn trước đây hoặc các bên cũng có thể tìm được một giải pháp khác phải lẽ hơn.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần