Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sửa đổi Luật Thủ đô, tạo cơ chế vượt trội cho đô thị đặc biệt

Kinhtedothi-Ngày 10/4, Hội Luật gia TP Hà Nội tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đa số các ý kiến góp ý liên quan quy định về tổ chức chính quyền đô thị nhằm hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền, tạo cơ chế thực sự vượt trội cho đô thị đặc biệt.

Nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động của HĐND

Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các luật gia nhận xét, Dự thảo Luật lần này đã quy định một số thẩm quyền đặc thù cho HĐND, UBND TP thuộc TP Hà Nội, đảm bảo quyền chủ động, linh hoạt cho chính quyền HĐND, UBND; đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả; đảm bảo quản trị đô thị mới có chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt.

Quang cảnh Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

“Tổ chức chính quyền đô thị” được quy định tại Chương II trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Theo Điều 9 về HĐND TP Hà Nội, TP Hà Nội được bầu 125 đại biểu HĐND TP, trong đó có ít nhất 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách.

 

“Hội Luật gia TP Hà Nội đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này xác định nhấn mạnh thêm các điểm liên quan đến chương “Tổ chức chính quyền đô thị”, đó là vấn đề phát triển nhân lực, nhân tài, lựa chọn người tài; cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn và có những chính sách cụ thể, rõ ràng hơn” - Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội Nguyễn Hồng Tuyến.

Theo ý kiến các luật gia, dự thảo Luật quy định tăng số lượng đại biểu HĐND TP từ 95 lên 125 đại biểu; tăng tỷ lệ đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách lên ít nhất là 25% - đây được coi là giải pháp cần thiết nhằm nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động của HĐND.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hội Luật gia quận Tây Hồ Phạm Thị Thanh Giang đề nghị, cần làm rõ, quy định cụ thể cơ cấu, ưu tiên của Hà Nội như thế nào để có thể chốt, đề xuất số lượng 125 đại biểu HĐND TP Hà Nội trong dự thảo Luật.

Phó Chủ tịch Hội Luật gia quận Tây Hồ Phạm Thị Thanh Giang (bên trái) đề nghị, cần làm rõ, quy định cụ thể cơ cấu, ưu tiên của Hà Nội như thế nào để có thể chốt, đề xuất số lượng 125 đại biểu HĐND TP Hà Nội trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Góp ý về số lượng đại biểu HĐND TP, theo luật gia Vũ Đình Thọ - Chi hội trưởng Chi hội Luật gia phường Giảng Võ (quận Ba Đình), tại khoản 1 Điều 9 dự thảo Luật quy định “TP Hà Nội được bầu 125 đại biểu HĐND TP” (theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và thực tế hiện nay, số lượng đại biểu HĐND TP Hà Nội đang là 95). Có thể thấy con số này so với bình quân cả nước còn khá thấp.

Hiện tại dân số Thủ đô đang tiếp tục gia tăng từ cả 2 nguồn: gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. Hơn nữa, dự báo dân số Hà Nội cao hơn so với quy hoạch đã định (quy hoạch điều chỉnh đến năm 2030 đạt khoảng 11 triệu người và đến năm 2050 khoảng 14 triệu người). Như vậy, có thể nhận thấy tỷ lệ giữa số lượng đại biểu HĐND so với dân số Thủ đô đang mất sự cân đối; việc tăng lên nhanh chóng của dân số Thủ đô cũng kéo theo phát sinh nhiều vấn đề phức tạp.

“Do đó, để đảm bảo tính hiệu quả của công tác quản lý địa phương thì cần phải xem xét và điều chỉnh số lượng đại biểu HĐND phù hợp với thực tế của TP Hà Nội” - luật gia Vũ Đình Thọ đề xuất.

Các luật gia góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Có chính sách cụ thể hơn trong thu hút, lựa chọn người tài

Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội Nguyễn Hồng Tuyến nhận xét, Chương II “Tổ chức chính quyền đô thị” là chương mới trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và trong chương này, các quy định rất đầy đủ, chi tiết, có thể phân cấp, phân quyền cho chính quyền đô thị TP Hà Nội cũng như các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Điểm mới nhất, đó là tăng số lượng đại biểu HĐND TP và tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND TP.

Cùng đó, xác định rõ là chính quyền địa phương ở cấp huyện thì thực hiện theo các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và thêm một điểm mới, đó là bổ sung thêm phân cấp, phân quyền cho chính quyền đô thị của quận, của thị xã và của TP trực thuộc TP Hà Nội cũng như chính quyền địa phương của các phường và thị trấn.

Với những quy định cụ thể trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này, chắc chắn sau khi Luật có hiệu lực thi hành, chính quyền các quận, huyện và chính quyền TP trực thuộc TP Hà Nội cũng như các xã, phường, thị trấn sẽ được tăng thêm các thẩm quyền trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Đối với đội ngũ cán bộ chính quyền địa phương các cấp của Hà Nội trong quá trình áp dụng pháp luật mà không phải qua các khâu trung gian đã được phân cấp, phân quyền thì chắc chắn sẽ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương nhanh hơn, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương.

Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội Nguyễn Hồng Tuyến góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Hội Luật gia TP Hà Nội đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này xác định nhấn mạnh thêm các điểm liên quan đến chương “Tổ chức chính quyền đô thị”, đó là vấn đề phát triển nhân lực, nhân tài, lựa chọn người tài;cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn và có những chính sách cụ thể, rõ ràng hơn. Cùng đó, ngoài mức lương được hưởng 100% theo quy định của dự thảo Luật, cũng cần quy định thêm mức tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Thủ đô.

“Luật đã giao cho HĐND quy định chi tiết, tuy nhiên tôi nghĩ có thể quy định ngay ở trong Luật sẽ phù hợp hơn. TP Hồ Chí Minh đang áp dụng tăng gấp hai lần, tại sao Hà Nội lại không quy định luôn ở trong Luật Thủ đô mức lương cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở Thủ đô cũng tăng gấp hai lần? Như vậy sẽ đảm bảo được quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Thủ đô” - Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội Nguyễn Hồng Tuyến đề xuất.

Ngoài ra, theo các luật gia, về đơn vị hành chính TP thuộc TP, theo Điều 11 và Điều 12 dự thảo Luật Thủ đô thì tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của quận, thị xã và TP thuộc TP hoàn toàn như nhau. Tuy nhiên cần làm rõ, TP thuộc TP, thị xã và quận có phải cùng cấp chính quyền là cấp quận không?

 

“Về chính sách ưu đãi cho phát triển giao thông công cộng, mặc dù đã nhận định giao thông công cộng trở thành một định hướng trong quy hoạch giao thông đô thị của Hà Nội nhưng tại thời điểm hiện tại, các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư, cũng như sự ưu đãi để tạo động lực và thúc đẩy cho việc triển khai giao thông công cộng bằng các quy định pháp lý thì chưa được rõ nét.

Thực tế, dự án giao thông công cộng thường có quy mô lớn, số vốn đầu tư lên đến hàng tỉ USD, không chỉ có sự tham gia của một vài doanh nghiệp mà cần tạo cơ chế để thu hút các nhà đầu tư vừa và nhỏ cùng tham gia…” - Luật gia Vũ Đình Thọ - Chi hội trưởng Chi hội Luật gia phường Giảng Võ (quận Ba Đình).

Hà Nội chủ động tạo lập quỹ nhà tái định cư phục vụ GPMB

Hà Nội chủ động tạo lập quỹ nhà tái định cư phục vụ GPMB

Sửa Luật Thủ đô, đề xuất nguyên tắc thực hiện hợp đồng BT đủ điều kiện 

Sửa Luật Thủ đô, đề xuất nguyên tắc thực hiện hợp đồng BT đủ điều kiện 

Quản lý, sử dụng không gian ngầm trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

Quản lý, sử dụng không gian ngầm trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ