Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sửa luật để tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Kinhtedothi - Sau 12 năm thực thi, các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) đã không còn phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. Việc sớm hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD (sửa đổi) đảm bảo công bằng, khả thi là vô cùng cần thiết.

Bổ sung một số quy định mới

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD (sửa đổi) do Bộ Công Thương soạn thảo gồm có 7 chương, 80 điều. Dự thảo luật mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, bổ sung một chương mới về bảo vệ quyền lợi NTD trong các giao dịch đặc thù với tổ chức, cá nhân kinh doanh; sửa đổi khái niệm NTD theo hướng làm rõ người tiêu dùng chỉ là cá nhân mua, bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không vì mục đích thương mại. Đồng thời bổ sung quy định về bảo vệ quyền lợi NTD dễ bị tổn thương nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi đối với nhóm NTD có yếu tố riêng, gặp nhiều bất lợi hơn NTD thông thường.

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thiện. Ảnh minh họa

Nhằm tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi NTD, dự thảo luật đã hoàn thiện quy định về thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, về bảo vệ thông tin của NTD trong quá trình thực hiện giao dịch, đặc biệt là các giao dịch trên không gian mạng.

Bên cạnh đó, dự thảo luật bổ sung một chương quy định về các giao dịch đặc thù, trong đó, hoàn thiện quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc cung cấp thông tin, giao kết hợp đồng, tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của NTD trong các giao dịch, đặc biệt là giao dịch trên không gian mạng.

Dự thảo luật cũng bổ sung quy định nhằm xác định rõ quyền, nghĩa vụ, hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD; bổ sung quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội khi thực hiện một số hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD do nhà nước giao.

Đáng chú ý, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác giải quyết yêu cầu của NTD, dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về quyền của NTD yêu cầu hỗ trợ thương lượng; hoàn thiện quy định về phương thức hòa giải, trọng tài, về vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD được giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự.

Ràng buộc trách nhiệm các giao dịch thương mại điện tử

Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã làm xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh, tiêu dùng mới, đặc biệt là các giao dịch trên môi trường thương mại điện tử, các giao dịch xuyên biên giới, các dịch vụ chia sẻ trên nền tảng công nghệ số... Do đó, việc hoàn thiện quy định pháp luật và tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD cần sớm được triển khai, áp dụng vào thực tế.

Quan tâm đến nội dung bảo vệ NTD trong các giao dịch trên nền tảng số, Chủ tịch Hội bảo vệ NTD Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, dự thảo luật cần quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa với NTD. Chẳng hạn, phải cung cấp chính xác, đầy đủ cho NTD những thông tin cụ thể như: Tên, địa chỉ, số điện thoại của đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam (nếu có).

Ngoài ra, phải cung cấp thông tin giá cả, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; chi phí giao hàng (nếu có); phương thức thanh toán, phương thức giao hàng, cung cấp dịch vụ; điều kiện và phương thức đổi, trả hàng; thời gian có hiệu lực của đề nghị giao dịch. Đặc biệt là thông tin cụ thể về các khoản phí, chi phí thuế giá trị gia tăng, cách thức tính phí, chi phí có thể phát sinh cho NTD.

Nêu quan điểm về việc sửa Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, cần hoàn thiện những quy định, chế tài một cách đầy đủ, toàn diện, hợp lý nhằm bảo đảm hoạt động mua bán. Trong đó, chú trọng quan hệ giữa bên bán hàng và NTD diễn ra thật sự lành mạnh, đúng bản chất nhằm phòng tránh gian lận, bảo vệ được quyền lợi chính đáng của NTD. Trên thực tế, ngày nào cũng có trường hợp NTD bị thiệt hại bởi những sai phạm khác nhau nhưng phần lớn các trường hợp đều chưa được giải quyết một cách triệt để, thỏa đáng.  

“Phải kiểm soát chặt từ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, chứ không phải khi NTD sử dụng hàng kém chất lượng rồi thì mới tìm cách giải quyết. Theo tôi, cơ quan quản lý nhà nước cần làm tốt khâu tiền kiểm, song song với phát động phong trào quần chúng phát giác những hành vi vi phạm quyền lợi NTD” - chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú khuyến nghị.

 

Luật Bảo vệ quyền lợi NTD (sửa đổi) có phạm vi điều chỉnh rất rộng, khó, không chỉ liên quan tới 90 triệu người dân Việt Nam mà còn liên quan tới người nước ngoài, các tổ chức quốc tế hợp tác với Việt Nam. Vì vậy, Bộ Công Thương cần phát hiện, làm rõ những hạn chế, bất cập trong chính sách để hoàn thiện, tối ưu pháp luật trong lĩnh vực này.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Vương Quốc Thắng

Công an Hà Nội vạch trần 7 thủ đoạn lừa đảo qua mạng

Công an Hà Nội vạch trần 7 thủ đoạn lừa đảo qua mạng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá heo hơi hôm nay 25/5: cao nhất 75.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 25/5: cao nhất 75.000 đồng/kg

25 May, 08:20 AM

Kinhtedothi - Ghi nhận giá heo hơi hôm nay 25/5 đi ngang trên cả nước. Nhìn chung, trong tuần qua ghi nhận giảm nhẹ 1.000 đồng/kg tại miền Bắc và miền Trung, dao động trong khoảng 67.000 - 75.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay 25/5: giá lúa tăng, gạo giảm nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay 25/5: giá lúa tăng, gạo giảm nhẹ

25 May, 07:18 AM

Kinhtedothi - Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay 25/5 tại thị trường trong nước tăng giảm trái chiều 50 - 200 đồng/kg với cả mặt hàng lúa và gạo. Trong tuần qua, ghi nhận giá lúa gạo liên tục biến động trái chiều.

Giá lúa gạo hôm nay 24/5: đồng loạt giảm nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay 24/5: đồng loạt giảm nhẹ

24 May, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay 24/5 tại thị trường trong nước điều chỉnh giảm nhẹ 100 đồng/kg với cả mặt hàng lúa và gạo. Thị trường giao dịch mua bán chậm, giá xu hướng giảm.

TP Lào Cai: không phát hiện sữa và thực phẩm chức năng giả tại 66 cơ sở kiểm tra

TP Lào Cai: không phát hiện sữa và thực phẩm chức năng giả tại 66 cơ sở kiểm tra

23 May, 11:05 AM

Kinhtedothi- Thực hiện kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” của UBND tỉnh Lào Cai, các cơ quan chức năng TP Lào Cai đã kiểm tra 66 cơ sở kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Kết quả bước đầu cho thấy không phát hiện 12 sản phẩm sữa và 2 sản phẩm chức năng nghi là hàng giả như cảnh báo trước đó.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ