Nếu lạm dụng kem chống nắng, bạn có thể gặp phải những rắc rối sau:
1. Dị ứng
Các thành phần hóa học trong kem chống nắng có thể là nguyên nhân gây kích ứng da như ửng đỏ, sưng tấy và ngứa. Một số người có thể bị dị ứng nặng dẫn đến tình trạng phát ban và ngứa rát quá mức. Đây là kết quả của sự hiện diện các loại hóa chất bảo quản và tạo mùi trong kem chống nắng. PABA - hóa chất được sử dụng phổ biến nhất trong kem chống nắng là nguyên nhân gây dị ứng cao nhất.
Khi chọn mua kem chống nắng, bạn nên chọn những loại có dán nhãn “hypoallergenic” (không gây dị ứng). Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kem chống nắng có chứa ô-xít kẽm vì chúng ít gây dị ứng hơn.
2. Khiến da nổi mụn nhiều hơn
Một vài loại hóa chất trong kem chống nắng có thể làm cho tình trạng mụn trên da trầm trọng hơn ở những người đang bị mụn.
Trong trường hợp này, bạn cần chọn loại kem không gây bít lỗ chân lông cũng như khiến da tiết nhiều dầu. Hãy tìm hiểu kỹ để lựa chọn được loại kem chống nắng phù hợp với làn da của mình. Trong trường hợp đang bị nổi mụn, bạn không nên thoa kem lên mặt, điều này sẽ hạn chế sự “tấn công” của mụn.
3. Gây kích ứng cho mắt
Kem chống nắng dính vào mắt có thể làm mắt bị kích ứng và đau rát, dẫn đến tình trạng nhạy cảm với ánh nắng tạm thời. Những trường hợp nghiêm trọng có thể gây mù mắt.
Do đó, nếu lỡ để kem dính vào mắt, bạn cần rửa mặt ngay bằng nước lạnh. Cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám ngay khi mắt có những biểu hiện bất thường như sưng tấy, chảy nước, đỏ rát quá mức…
4. Làm tăng nguy cơ ung thư vú
Các thành phần hóa học của kem chống nắng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với lượng estrogen trong máu. Sự thay đổi bất thường của estrogen là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư vú.
Vì vậy, không nên dùng kem chống nắng đối với trẻ em vì làn da non nớt của bọn trẻ sẽ hấp thu hóa chất rất nhanh.
5. Gây đau rát ở những vùng nhiều “cỏ”
Một số loại kem chống nắng có xu hướng làm se khít hoặc gây khô rát cho da, khiến bạn có cảm giác đau ở những vùng da có nhiều lông. Để chống nắng cho những khu vực “rậm cỏ” như ngực, đầu, dưới cánh tay…, bạn nên chọn loại kem có dạng gel lỏng.
6. Viêm nhiễm nang lông
Lượng kem chống nắng đã tích tụ trên da nếu không được vệ sinh kỹ sẽ làm bít lỗ chân lông, gây ngứa và phát ban. Những trường hợp nặng hơn có thể làm viêm nhiễm nang lông, hình thành các nốt mưng mủ trên da.
Ảnh minh họa.
|
Bí quyết phòng ngừa những tác hại của kem chống nắng - Vệ sinh da sạch sẽ sau khi sử dụng kem chống nắng. Ngưng dùng nếu chúng làm da bị ửng đỏ hay ngứa rát. - Tư vấn bác sĩ da liễu để lựa chọn được loại kem phù hợp với da. - Thoa lại kem sau khoảng 2 giờ khi bạn ở ngoài trời nắng liên tục. - Sử dụng son dưỡng chống nắng riêng cho môi. - Lựa chọn kỹ loại kem chống nắng dành riêng cho trẻ em. - Không dùng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. - Nếu có làn da dầu, cần chọn kem chống nắng không gây bít lỗ chân lông và làm da tiết nhiều dầu. |