Kinhtedothi - Các nhà chức trách Mỹ đã yêu cầu 15 công ty công nghệ lớn cung cấp hồ sơ dữ liệu về vụ tấn công điện Capitol vào ngày 1/6 vừa qua để phục vụ công tác điều tra.
Kinhtedothi - Cuộc bạo loạn ở điện Capitol do những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump gây ra vào ngày 6/1, đã đưa tới một diện mạo hoàn toàn khác cho Thủ đô nước Mỹ trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden chỉ vài ngày. Những con đường tại Washington DC dẫn đến Công viên quốc gia (National Mall) ghi nhận phong tỏa hoàn toàn, cùng số lượng Vệ binh quốc gia kỷ lục.
Kinhtedothi - "Nếu các biện pháp an ninh trong ngày 6/1 cũng đã được lên kế hoạch kỹ càng như lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ ngày 20/1 thì một con ruồi cũng không thể lọt vào Điện Capitol", Hạ nghị sĩ Mỹ Tom Malinowski nói với Washington Post.
Kinhtedothi - Hãng tin NBC News cho biết, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar sẽ từ chức vào ngày 20/1 do phản đối vụ biểu tình bạo lực tại trụ sở Quốc hội Mỹ hôm 6/1.
Kinhtedothi – Goolge và Apple đồng loạt xóa ứng dụng Parler khỏi kho ứng dụng của mình sau khi ứng dụng truyền thông xã hội này bị cáo buộc là đã thúc đẩy các cuộc gọi bạo lực đó là cuộc đột kích vào Điện Capitol của Mỹ.
Kinhtedothi - Quyền Tổng chưởng lý Washington D.C Michael Sherwin cho biết, những người biểu tình bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội có thể bị truy tố với các cáo buộc xâm nhập trái phép và trộm cắp tài sản.
Kinhtedothi - Ông Richard Barnett, 60 tuổi, cư dân thành phố Gravette, tiểu bang Arkansas, người nổi tiếng với bức ảnh ngồi chễm chệ gác chân lên bàn làm việc của bà Nancy Pelosi - Chủ tịch Hạ viện, trong ngày đám đông ủng hộ Tổng thống Donald Trump gây loạn tại điện Capitol, đã bị bắt.
Kinhtedothi - Bộ trưởng Giao thông Mỹ Elaine Chao thông báo từ chức hôm 7/1, trở thành người đầu tiên trong chính quyền Tổng thống Donald Trump rời nhiệm sở để phản đối vụ bạo loạn tại Điện Capitol.
Kinhtedothi - Ngày 6/1 (giờ Mỹ) một đám đông những người ủng hộ Tổng thống Trump thắng cử đã xông vào đập phá tòa nhà Quốc hội Mỹ - Điện Capitol - và gây chết người. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên thủ đô Washington chứng kiến bạo lực chính trị, từ các cuộc tấn công nhằm vào các chính trị gia, đến loạt vụ nổ, xả súng xảy ra trong hơn 200 năm qua.