Kinhtedothi - Thời gian gần đây, Hà Nội nổi lên những mô hình ngõ, phố sạch rác nhờ hình thức ghi hình để nhắc nhở và xử phạt. Theo nhiều chuyên gia, việc ghi hình xả rác cũng giống như cảnh sát giao thông ghi hình xử phạt nguội người vi phạm giao thông. Góp phần răn đe, nâng cao ý thức của người dân. Tuy nhiên, nếu không duy trì thường xuyên thì mọi việc trở lại như cũ. Chính vì thế, vai trò của giáo dục có tính quyết định đối với việc hình thành ý thức, tạo lập thói quen của mỗi cá nhân.
Kinhtedothi - Theo Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) Đồng Ngọc Ba, hiện có gần 30 địa phương quy định không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân. Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng như các tỉnh, TP ban hành nội quy tại Trụ sở Tiếp công dân như vậy là thực hiện theo quy định của luật.
Kinhtedothi - Trước khi UBND TP Hà Nội đưa ra quy định “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” khi đến Trụ sở Tiếp công dân TP làm việc, nhiều địa phương, bộ, ngành đã áp dụng, thực hiện quy định này.
Kinhtedothi - Liên quan đến nội quy tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân TP Hà Nội mới được ban hành, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, nhiều ý kiến khẳng định quy định này phù hợp với pháp luật hiện hành, nhằm tạo ra môi trường làm việc văn minh, lịch sự, tôn trọng lẫn nhau.
Kinhtedothi - Liên quan đến nội quy tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân TP Hà Nội mới được ban hành, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, luật sư Nguyễn Văn Chiến – Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, với cương vị Đại biểu Quốc hội, khi tiếp công dân, ông cũng từng bị đề nghị ghi hình.
Kinhtedothi - Xung quanh nội quy “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” đối với công dân khi đến Trụ sở Tiếp công dân TP Hà Nội làm việc, đại diện Ban Tiếp công dân TP Hà Nội cho biết, nội quy này được UBND TP đưa ra nhằm tạo sự nghiêm túc, chuyên nghiệp trong buổi tiếp công dân.
Kinhtedothi - “Nghiêm cấm việc tự ý chỉnh sửa, cắt, ghép, giả mạo dữ liệu ghi âm, ghi hình; bị can có quyền từ chối khai báo nếu không có thiết bị ghi âm, ghi hình…” là những quy định đáng chú ý tại Thông tư 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 18/3/2018.
Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 66/2017/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.