Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tái hiện Tết Đoan Ngọ cung đình tại Hoàng thành Thăng Long

Minh An
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Ngày 1/6, chương trình “Tết Đoan Ngọ xưa và nay” năm 2022 khai mạc tại Di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). Với nhiều trải nghiệm thú vị, chương trình mang đến cho du khách cơ hội tìm hiều về văn hóa cung đình và phong tục dân gian của người Việt trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Sáng 1/6, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Tết Đoan Ngọ xưa và nay". Trong đó điểm nhấn là tái hiện không gian nghi lễ ban quạt trong cung đình ngày Tết Đoan Ngọ. (Trong ảnh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cùng các nhà khoa học và các đại biểu cắt băng khai mạc chương trình).
Sáng 1/6, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Tết Đoan Ngọ xưa và nay". Trong đó điểm nhấn là tái hiện không gian nghi lễ ban quạt trong cung đình ngày Tết Đoan Ngọ. (Trong ảnh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cùng các nhà khoa học và các đại biểu cắt băng khai mạc chương trình).
Trong cung đình, dưới thời Lê, vua và triều đình long trọng tổ chức nghi lễ cúng tế tổ tiên, lễ thường triều và ban yến, ban quạt cho các quan thể hiện quyền uy của bậc thiên tử và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Các nghi thức tế lễ được tổ chức ở Thái Miếu và điện Chí Kính. Ngày Tết Đoan Ngọ có một nghi lễ đặc biệt là lễ ban quạt. Nhà vua tiến hành ban quạt cho các quan. Lễ ban quạt cho các quan được tổ chức thể hiện quyền uy của bậc thiên tử.
Trong cung đình, dưới thời Lê, vua và triều đình long trọng tổ chức nghi lễ cúng tế tổ tiên, lễ thường triều và ban yến, ban quạt cho các quan thể hiện quyền uy của bậc thiên tử và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Các nghi thức tế lễ được tổ chức ở Thái Miếu và điện Chí Kính. Ngày Tết Đoan Ngọ có một nghi lễ đặc biệt là lễ ban quạt. Nhà vua tiến hành ban quạt cho các quan. Lễ ban quạt cho các quan được tổ chức thể hiện quyền uy của bậc thiên tử.
Lần đầu tiên Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tái hiện không gian nghi lễ ban quạt trong cung đình ngày Tết Đoan Ngọ. Các thành viên Hội Di sản Văn hóa Thăng Long-Hà Nội và Công ty Cổ phần Ỷ Vân Hiên đã tham gia thực hành nghi lễ ban quạt. Những người tham gia đều vận trang phục cung đình xưa, được thực hành các nghi thức và được đón nhận quạt do vua ban. Nghi lễ diễn ra trong sự trang trọng, để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng cho người xem.  
Lần đầu tiên Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tái hiện không gian nghi lễ ban quạt trong cung đình ngày Tết Đoan Ngọ. Các thành viên Hội Di sản Văn hóa Thăng Long-Hà Nội và Công ty Cổ phần Ỷ Vân Hiên đã tham gia thực hành nghi lễ ban quạt. Những người tham gia đều vận trang phục cung đình xưa, được thực hành các nghi thức và được đón nhận quạt do vua ban. Nghi lễ diễn ra trong sự trang trọng, để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng cho người xem.  
Cũng trong chương trình, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội còn trưng bày bộ sưu tập quạt của nghệ nhân Dương Văn Đoàn; chiếc quạt mang tính chất cung đình có kích thước 2,4 m đề bài thơ của vua Lê Hiến Tông viết trên quạt năm 1503; một số quạt dành cho vua, hoàng hậu và quan được phỏng dựng dựa trên các tư liệu.
Cũng trong chương trình, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội còn trưng bày bộ sưu tập quạt của nghệ nhân Dương Văn Đoàn; chiếc quạt mang tính chất cung đình có kích thước 2,4 m đề bài thơ của vua Lê Hiến Tông viết trên quạt năm 1503; một số quạt dành cho vua, hoàng hậu và quan được phỏng dựng dựa trên các tư liệu.
Khách tới tham quan còn được trải nghiệm làm quạt dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân Dương Văn Đoàn.
Khách tới tham quan còn được trải nghiệm làm quạt dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân Dương Văn Đoàn.
Đến với không gian trưng bày, du khách cũng được tìm hiểu những phong tục độc đáo của ngày Tết Đoan Ngọ như: Tục “giết sâu bọ”, tục đeo bùa ngũ sắc thông qua những chiếc bùa ngũ sắc được phục hồi dựa theo hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quai Branly (Cộng hòa Pháp) và không gian đầy màu sắc của một cửa hàng trên phố Hàng Mụn xưa, tục hái thuốc Nam đề cao tri thức dân gian dùng thảo mộc chăm sóc sức khỏe con người... thông qua hệ thống trưng bày hiện vật, pano, tranh vẽ diễn giải.
Đến với không gian trưng bày, du khách cũng được tìm hiểu những phong tục độc đáo của ngày Tết Đoan Ngọ như: Tục “giết sâu bọ”, tục đeo bùa ngũ sắc thông qua những chiếc bùa ngũ sắc được phục hồi dựa theo hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quai Branly (Cộng hòa Pháp) và không gian đầy màu sắc của một cửa hàng trên phố Hàng Mụn xưa, tục hái thuốc Nam đề cao tri thức dân gian dùng thảo mộc chăm sóc sức khỏe con người... thông qua hệ thống trưng bày hiện vật, pano, tranh vẽ diễn giải.
Du khách còn được nghe nhà sử học Lê Văn Lan nói chuyện về các nghi lễ Tết Đoan Ngọ trong cung đình xưa, nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Ánh Tuyết giới thiệu tục “giết sâu bọ” trong ngày Tết Đoan Ngọ, nghệ nhân Dương Văn Đoàn giới thiệu về quy trình làm quạt…
Du khách còn được nghe nhà sử học Lê Văn Lan nói chuyện về các nghi lễ Tết Đoan Ngọ trong cung đình xưa, nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Ánh Tuyết giới thiệu tục “giết sâu bọ” trong ngày Tết Đoan Ngọ, nghệ nhân Dương Văn Đoàn giới thiệu về quy trình làm quạt…
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết: Chương trình “Tết Đoan Ngọ xưa và nay” năm 2022 nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa của dân tộc, phát huy giá trị văn hóa cung đình của khu di sản Hoàng thành Thăng Long, với mong muốn mang đến cho du khách những sản phẩm du lịch đặc sắc, đậm dấu ấn văn hóa truyền thống.
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết: Chương trình “Tết Đoan Ngọ xưa và nay” năm 2022 nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa của dân tộc, phát huy giá trị văn hóa cung đình của khu di sản Hoàng thành Thăng Long, với mong muốn mang đến cho du khách những sản phẩm du lịch đặc sắc, đậm dấu ấn văn hóa truyền thống.
Theo GS Nguyễn Quang Ngọc, Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô, nguồn gốc ngày Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam rất khác nhau. Ngày Tết Đoan Ngọ trong các triều đại phong kiến, trong cung đình và dân gian cũng có những nghi thức và phong tục khác nhau. Ông đánh giá trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long đã kết hợp hài hòa văn hóa cung đình và văn hóa dân gian.
Theo GS Nguyễn Quang Ngọc, Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô, nguồn gốc ngày Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam rất khác nhau. Ngày Tết Đoan Ngọ trong các triều đại phong kiến, trong cung đình và dân gian cũng có những nghi thức và phong tục khác nhau. Ông đánh giá trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long đã kết hợp hài hòa văn hóa cung đình và văn hóa dân gian.
Dự lễ khai mạc chương trình, ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam đánh giá cao sáng kiến tổ chức hoạt động Tết Đoan Ngọ tại Di tích Hoàng thành Thăng Long bởi đây là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt, mang nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Dự lễ khai mạc chương trình, ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam đánh giá cao sáng kiến tổ chức hoạt động Tết Đoan Ngọ tại Di tích Hoàng thành Thăng Long bởi đây là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt, mang nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Nhân dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trao tặng Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội bốn cây ngô đồng để trồng tại Hoàng thành Thăng Long. Đây là loại cây quý, gắn với mảnh đất cố đô Huế. Bốn cây ngô đồng là tình cảm, tấm lòng của người Huế dành cho Thủ đô Hà Nội, càng ý nghĩa hơn khi được trồng ở Hoàng thành Thăng Long.
Nhân dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trao tặng Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội bốn cây ngô đồng để trồng tại Hoàng thành Thăng Long. Đây là loại cây quý, gắn với mảnh đất cố đô Huế. Bốn cây ngô đồng là tình cảm, tấm lòng của người Huế dành cho Thủ đô Hà Nội, càng ý nghĩa hơn khi được trồng ở Hoàng thành Thăng Long.