Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tái khởi động dự án “đắp chiếu”: Quan trọng là phải làm thật!

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thị trường bất động sản đã trải qua 9 tháng với nguồn cung, sức cầu và lượng giao dịch thành công liên tục tăng. Theo nhận định của các chuyên gia, đây chính là thời điểm tốt nhất để chủ đầu tư tái khởi động dự án "đắp chiếu" trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua.

Tuy nhiên, để khẳng định quyết tâm và năng lực, điều tối quan trọng đối với các chủ đầu tư lúc này là phải làm thật!

Trăm nghe không bằng một thấy!

Theo số liệu từ Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), trong 8 tháng vừa qua, lượng giao dịch thành công trên thị trường bất động sản tăng từ 5 - 6% so với tháng liền trước và tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. 

Cụ thể, tại Hà Nội có khoảng 1.900 giao dịch thành công, tăng khoảng 5% so với tháng trước, tăng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ 2014. Tại TP. Hồ Chí Minh, trong tháng 8 có khoảng 1.800 giao dịch thành công, tăng khoảng 6% so với tháng trước và tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2014.

 
-Công trường dự án Linh Tây Tower.
Công trường dự án Linh Tây Tower.
Tính đến cuối tháng 8/2015, lượng bất động sản tồn kho cả nước còn khoảng 60.299 tỷ đồng, giảm đáng kể so với con số 74.000 tỷ hồi đầu năm 2015 và giảm hơn 68.000 tỷ so với thời điểm cuối 2012. Đây chính là minh chứng rõ nét nhất cho sức hồi phục ngày một tốt hơn của thị trường bất động sản. 

Theo ông Trần Lê Thanh Hiển – Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản Danh Khôi Việt, xét về yếu tố thị trường, đây là thời điểm thích hợp nhất để các chủ đầu tư nỗ lực giải quyết các dự án “trùm mền”, đồng thời lấy lại niềm tin từ khách hàng. Điều quan trọng nhất là chủ đầu tư phải làm thật!

Thực tế thị trường cho thấy, với những dự án “làm thật”, tỷ lệ giao dịch thành công luôn ở mức tương đối cao. Điển hình như tại dự án Linh Tây Tower do Công ty CP Địa ốc Dầu khí làm chủ đầu tư. 

Dự án gồm 3 block cao 18 tầng với 390, sở hữu lợi thế bậc nhất về vị trí khi nằm ngay trung tâm Thủ Đức, liền kề mặt đường Phạm Văn Đồng - Tuyến đường huyết mạch nối liền khu vực phía Đông TP. Hồ Chí Minh với phi trường Tân Sơn Nhất, nhưng đã phải “trùm mền” trong suốt thời gian qua. 

Mặc dù chủ đầu tư mới chỉ chính thức tái khởi động dự án từ giữa tháng 7/2015, nhưng chỉ sau 3 tháng triển khai thi công, dự án đã hoàn thiện nhà mẫu, đồng thời xây lên đến tầng thứ 5 trên tổng số 18 tầng. Sau 2 tháng triển khai bán hàng, hơn 130 căn hộ đã được đặt mua.

“Trăm nghe không bằng một thấy. Rõ ràng, không gì có thể thuyết phục khách hàng mạnh mẽ hơn thực tế dự án. Ngay cả đối với những dự án đã “trùm mền” từ quá lâu rồi, nhưng nếu chủ đầu tư làm thật, làm đúng tiến độ, vẫn được khách hàng quan tâm, đón nhận”, ông Hiển nhận định.

Khan hiếm nguồn cung căn hộ giá rẻ

Với dân số khoảng 8 triệu người, mỗi năm TP Hồ Chí Minh có khoảng 100.000 gia đình trẻ cần có nhà ở mới. Nhu cầu nhà ở đối với thành phố thuộc loại đông dân nhất cả nước này là rất lớn. Tuy nhiên, theo báo cáo của ngành bất động sản, số lượng căn hộ hiện chỉ đáp ứng được khoảng 15 – 20% nhu cầu thực tế.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là tại khu vực phía Đông thành phố, hàng loạt dự án nhà giá rẻ được công bố ra thị trường. Tuy nhiên nguồn cung vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu. 

Theo nhận định của hầu hết các chuyên gia, đây là thời điểm thích hợp nhất để mua nhà. Bởi giá bất động sản hiện nay đang ở đáy của thị trường, cùng với đó là hàng loạt chính sách ưu đãi dành cho người mua nhà. Vì vậy, với những gia đình có thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng/tháng là hoàn toàn có thể mua nhà.

Chẳng hạn như tại dự án Linh Tây Tower. Với giá bán khoảng 12,7 triệu đồng/m2, tương ứng với đó là khoản thanh toán khoảng từ 4,5 - 4,8 triệu đồng/tháng khách hàng đã có thể sở hữu căn hộ ngay trung tâm Thủ Đức. Tuy nhiên, những dự án nhà giá rẻ như Linh Tây Tower đang ngày càng khan hiếm dần.

Lý giải thực trạng này, hầu hết các nhà đầu tư bất động sản đều chung nhận định, sở dĩ nguồn cung nhà giá rẻ sụt giảm trầm trọng là do lợi nhuận không cao. Chính vì vậy, cùng với đà hồi phục của thị trường bất động sản, thanh khoản cải ở phân khúc nhà ở trung - cao cấp được cải thiện đáng kể đã khiến doanh nghiệp không còn mặn mà với nhà giá rẻ.

Theo ông Nguyễn Văn Đực - PGĐ Công ty địa ốc Đất Lành, nhà giá rẻ hiện tại vẫn đang là phân khúc nắm vị thế chủ lực trên thị trường, do đáp ứng nhu cầu ở thực của đại bộ phận người dân. Tuy nhiên, nguồn cung tại phân khúc này đang ngày càng ít đi. Ngược lại, căn hộ cao cấp đang "tràn ngập thị trường". Nếu sức hấp thụ của thị trường không được như mong đợi, nguy cơ "dư cung" và méo mó thị trường hoàn toàn có thể xảy ra.