KTĐT - Đó là thực trạng đang diễn ra tại nhà E6, E7 khu tập thể (KTT) Quỳnh Mai, thuộc phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng. Hàng chục năm trôi qua, người dân phải sống trong cảnh: Trần, tường nhà bong tróc; dầm bêtông, nền móng bị lún nứt tụt sâu gần đến 1m...
Trước tình trạng đó, người dân trong KTT đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền, nhưng cho đến thời điểm hiện nay cuộc sống của họ vẫn luôn bị đe doạ.
Trước tình trạng đó, người dân trong KTT đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền, nhưng cho đến thời điểm hiện nay cuộc sống của họ vẫn luôn bị đe doạ.
Xuống cấp nghiêm trọng
Khu nhà E6, E7 được xây dựng từ những năm 1980 của thế kỷ trước với quy mô 5 tầng, gồm 100 căn hộ khép kín. Khi người dân chuyển đến ở được một thời gian thì hai khu nhà này bắt đầu lún nứt.
Ông Nguyễn Đức Phan - Tổ trưởng dân phố số 13 (thuộc nhà E7) - cho biết:" Thực tế, tình trạng xuống cấp của khu nhà khoảng 20 năm nay. Từ những năm 1997, hai khu nhà E6, E7 đã bị nứt và lún sâu đến 40 - 50cm. Sau đó, đơn vị thi công cũng đã tiến hành sửa chữa bằng cách làm thêm các đố sắt vít vào dầm bêtông để đỡ khung nhà, cho xây thêm 3 cầu thang tại 3 đơn nguyên để tạo điều kiện đi lại cho người dân ở E7 do cầu thang cũ tầng 1 bị lún không sử dụng được...".
Theo ông Bùi Hồng Thế - trú tại phòng 411, nhà E6 là tổ trưởng tổ dân phố toà nhà - cho biết: Nhà E6 bị nghiêng, lún, khu vệ sinh cũng bị hỏng, nước thải thẩm thấu gây ô nhiễm môi trường. "Lan can khu nhà thì vỡ bung bửa, cách đây không lâu một mảng lan can bằng bêtông trên sân thượng đã bị rơi xuống sân, rất may không trúng vào ai"- ông Thế phản ánh.
Được biết, do chủ nhiều căn hộ các nhà chung cư cũ tại đây đều là cán bộ về hưu hoặc là những gia đình có thu nhập thấp, khả năng tài chính eo hẹp, nên không có điều kiện sửa chữa các hư hỏng, chỉ còn trông chờ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng.
Được biết, do chủ nhiều căn hộ các nhà chung cư cũ tại đây đều là cán bộ về hưu hoặc là những gia đình có thu nhập thấp, khả năng tài chính eo hẹp, nên không có điều kiện sửa chữa các hư hỏng, chỉ còn trông chờ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng.
Chờ đến bao giờ?
Người dân sống trong KTT đã nhiều lần phản ánh qua đơn thư, rồi phản ánh trực tiếp qua tiếp xúc cử tri, nhưng sự việc đến nay chưa được giải quyết.
Người dân sống trong KTT đã nhiều lần phản ánh qua đơn thư, rồi phản ánh trực tiếp qua tiếp xúc cử tri, nhưng sự việc đến nay chưa được giải quyết.
ông Nguyễn Đức Phan cho biết: Khoảng tháng 4.2002, qua tiếp xúc cử tri, ông Đỗ Hoàng Ân - nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã từng ký văn bản giao cho Sở Xây dựng tiến hành xây dựng lại khu nhà. Sau đó Sở xây dựng giao cho Cty xây dựng số 12 tiến hành làm chủ đầu tư khu nhà. Thực tế, Cty này đã xuống điều tra xã hội học qua các hộ dân và đa số đã đồng tình ủng hộ xây dựng lại. Tuy nhiên, sau khi khoan 3 mũi địa chất và làm thiết kế tổng thể (xây 19 tầng theo hình chữ U) thì nảy sinh mâu thuẫn về quy hoạch trong ban ngành xây dựng và từ 2002 đến nay, công trình vẫn đang trên... bàn giấy".
Được biết, đến tháng 2.2009, Sở Xây dựng đã thống nhất với UBND quận Hai Bà Trưng kiến nghị TP giao Cty CP địa ốc Sông Hồng và TCty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư thực hiện việc tổ chức nghiên cứu, lập quy hoạch cải tạo, xây dựng lại đồng bộ các công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội KTT Quỳnh Mai.
Tháng 7.2009, UBND TP đã có công văn gửi các cơ quan chức năng, chấp thuận nguyên tắc đề nghị của UBND quận Hai Bà Trưng tại công văn số 658 ngày 1.7 của UBND quận. Cụ thể, giao TCty Đầu tư phát triển nhà và đô thị là đơn vị chủ trì, đại diện cho liên danh giữa DN này và Cty CP địa ốc Sông Hồng tiếp tục thực hiện công tác nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 cải tạo xây dựng lại KTT Quỳnh Mai.
Hàng trăm gia đình đang cùng chung sự lo lắng và tiếp tục... chờ đợi. "Qua điều tra xã hội học thì 73% số người dân tại khu nhà đồng tình với phương án phá nhà cũ và xây mới. Nhưng việc xây dựng lại KTT để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng cấp thiết của đông đảo của người dân cũng không biết đến khi nào mới được tiến hành (?!)" - ông Phan nói.