70 năm giải phóng Thủ đô

Tại sao đối thủ của iPad không thể cạnh tranh về giá cả?

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Giá cả là vấn đề lớn nhất của hầu hết mọi đối thủ cạnh tranh với Aple iPad. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem tại sao lại như vậy?

KTĐT - Giá cả là vấn đề lớn nhất của hầu hết mọi đối thủ cạnh tranh với Aple iPad. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem tại sao lại như vậy?

Các đối thủ cạnh tranh của Apple iPad đang ồ ạt tung ra các dòng sản phẩm tuy nhiên điều chúng ta mong chờ về một cuộc chiến khốc liệt giữa các nhà sản xuất lại đang có vẻ như biến thành một cuộc đua không cân sức, ít nhất là trong năm 2011 này. Nguyên nhân chính là giá cả.

Hiện nay, các nhà sản xuất hàng đầu đang ồ ạt cho ra mắt các loại máy tính bảng (tablet) có hình thức hết sức ấn tượng. Nhưng có vẻ như chúng chỉ trông ấn tượng trước khi chúng ta biết được về giá của chúng. Trong vài tháng gần đây, điều này dường như đã trở nên quen thuộc khi mà các công ty đua nhau công bố những mẫu máy tính bảng hết sức triển vọng trước sự mong đợi của những người yêu công nghệ rồi sau đó lại sửng sốt và thất vọng vì giá của các sản phẩm đó.

Chiếc Motorola Xoom – dòng máy tính bảng Android flagship có giá 800 USD (600 USD cho phiên bản Wi-Fi). Chiếc HTC Flyer được công bố có giá khoảng 700 USD – có kích cỡ khoảng 7 inch (trong khi của iPad là 10 inch). Một dòng máy tính bảng khác nữa có kích thước 7 inch là chiếc BlackBerry PlayBook có giá tương đương với 1 chiếc iPad nhưng lại tích hợp rất ít chức năng. Chiếc Hewlett – Packard TouchPad chạy trên hệ điều hành Palm’s webOS có vẻ như là một sự lựa chọn tốt nhưng giá của nó cũng được công bố là vào khoảng 700 USD.

Trong khi đó chiếc iPad phiên bản Wi-Fi 16GB có giá là 500 USD. Đây là một mức giá hết sức ấn tượng.

Vậy lý do tại sao, các nhà sản xuất hàng đầu với kinh nghiệm nhiều năm của mình lại không thể có những sản phẩm cạnh tranh nổi với iPad ít nhất là về mặt giá cả?

Chúng tôi đã nghe rất nhiều lý do xung quanh vấn đề này, từ việc các nhà sản xuất khác phải mua bộ nhớ flash với số lượng lớn, đến thế mạnh về quản lý sản xuất của Apple hay Apple có riêng một dòng CPU. Tuy nhiên, mọi người dường như quên mất một lý do rõ ràng nhất đó là Apple Store.

Cụ thể là với hơn 300 cửa hàng bán lẻ cùng với hệ thống bán hàng trực tuyến Apple luôn cố gắng bán trực tiếp iPad tới khách hàng và hạn chế việc bán sản phẩm qua các nhà bán lẻ như Best Buy, Target, Wal-Mart, Amazon hay những thương hiệu bán lẻ khác.

Apple quản lý rất cẩn thận quá trình kiểm kê sản phẩm gửi tới các nhà bán lẻ. Ngay cả trong những dịp nghỉ lễ Apple cũng không phân phối iPad với số lượng lớn tới các nhà bán lẻ như Best Buy hay Wal-Mart, khác hẳn với các sản phẩm điện tử khác như Nintendo Wii hay Xbox 360. iPad sẽ được phân phối một cách rải rác đến nhiều nhà bán lẻ khác nhau trong dịp nghỉ lễ. Trái lại, các cửa hàng bán lẻ của Apple lại được phân phối jPad với số lượng không hạn chế do vậy nếu bạn muốn tìm cho mình một chiếc iPad ưng ý nhất hãy đến các cửa hàng này hoặc đặt mua trên kênh bán hàng trực tuyến của Apple. Ước tính Apple bán khoảng 8.8 chiếc iPAd 1 giờ tại mỗi của hàng bán lẻ vào “ngày mua sắm” (ngày thứ sáu trong dịp lễ tạ ơn – còn gọi là Black Friday).

Apple không cống bố các số liệu về phần trăm lượng iPad được bán trực tiếp tới khách hàng so với phần trăm lượng được bán thông qua các đối tác bán lẻ nhưng sẽ không gì là ngạc nhiên nếu số lượng bán trực tiếp lên tới 50%.

Điều đó có nghĩa là Apple có thể đưa ra một cái giá bán lẻ cực thấp. Với giá bán lẻ thấp như vậy, Apple có thể thu được rất ít lợi nhuận từ việc phân phối sản phẩm tới các đối tác bán lẻ nhưng hãng này hoàn toàn có thể bù lại bằng lợi nhuận của việc bán sản phẩm trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán lẻ và hệ thống bán hàng trực tuyến. Trong khi đó, các nhà sản xuất khác như Motorola, HP hay Samsung chỉ có thể thu lợi nhuận từ việc cung cấp toàn bộ sản phẩm của mình cho các đối tác bán lẻ.

Chẳng hạn, iSuppli – một hãng nghiên cứu thị trường ước tính rằng toàn bộ chi phí sản xuất của một chiếc iPad Wi-Fi phiên bản 16GB là 229,35 USD, do đó khi Apple bán sản phẩm trực tiếp tới khách hàng với giá là 499 USD tức là tổng số tiền được coi là “lợi nhuận” của Apple cho mỗi sản phẩm là 270 USD. Tất nhiên số đó không phải là toàn bộ lợi nhuận mà công ty nhận được vì công ty còn phải có những khoản chi phí khác nữa, nhưng chúng ta sẽ vẫn coi đó là “lợi nhuận” trong khuôn khổ bài viết này để tiếp tục thảo luận về vấn đề này.

Tuy nhiên, nếu Apple phân phối toàn bộ sản phẩm của mình tới các đối tác bán lẻ thì đó lại là một câu chuyện khác. Giá bán buôn thông thường sẽ bằng một nửa giá bán lẻ (con số này đôi khi không chính xác do các nhà sản xuất hoặc các nhà bán lẻ chịu thu lại ít lợi nhuận hơn bằng cách hạ giá sản phẩm nhưng bù lại họ sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn). Chúng ta không biết giá bán buôn của iPad là bao nhiêu nhưng là một nhà sản xuất lớn, có lẽ thỏa thuận giữa Apple và các đối tác bán lẻ nhiều khả năng sẽ giống với thông lệ truyền thống. Như vậy, Apple có thể cung cấp iPad tới các nhà bán lẻ với giá vào khoảng 250 USD tức là lợi nhuận thu về là khoảng 20 USD cho mỗi sản phẩm nhưng với mức lợi nhuận đó Apple sẽ phá sản nếu không có khoản lợi nhuận từ việc bán hàng trực tiếp tới khách hàng để cân đối lợi nhuận.

Ngược lại, iSuppli ước tính chi phí sản xuất chiếc Samsung Galaxy Tab là 214,57 USD trong khi Verizon Wireless bán sản phẩm này với giá 600 USD. Điều đó có nghĩa là Samsung có thể bán buôn sản phẩm này với giá khoảng 300 USD tức là Samsung có thể thu được khoảng 85 USD lợi nhuận cho mỗi chiếc Galaxy Tab nhiều hơn nhiều so với 20 USD mà Apple bán buôn iPad nhưng thấp hơn rất nhiều so với 270 USD nếu Apple bán trực tiếp tới khách hàng.

Do đó, khi các chuyên gia như tôi đánh giá, chiếc Samsung Galaxy Tab sẽ trở nên phổ biến hơn nhiều nếu giá của nó vào khoảng 300 USD nhưng bạn cũng có thể thấy cái giá đó là không thể đối với Samsung từ khi hãng này có kênh bán hành trực tiếp tới khách hàng.

Những con số trên chỉ là ước tính và không hoàn toàn chính xác nhưng nó cũng có thể cho chúng ta thấy được những nét vẽ cơ bản về tình hình hiện tại. Điều đó giải thích tại sao ngành công nhiệp sản xuất máy tính bảng không làm giàu được cho ai ngoài những người ở vùng Cupertino, California (nơi đặt trụ sở chính của Apple). Đây là lợi thế lớn nhất của Apple so với các đối thủ cạnh tranh và thực tế là các đối thủ này chưa thể thay đổi được tình hình trong thời gian tới.