Để lý giải rõ hơn về văn hóa, phong tục này, phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị đã có phỏng vấn Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ – nguyên giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Nhà Nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ. Ảnh: Lan Ngọc. |
Thưa ông, vì sao người dân Việt Nam có quan niệm “Lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng”?- Ngày xưa có một số tiết (ngày lễ) rơi vào Tết đèn của Phật giáo gọi là Phật Quang, có ý nghĩa là để cho ánh sáng của Phật lan tỏa khắp mọi nơi. Từ đó, người dân Việt Nam quan niệm rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) như ngày lễ đầu năm của lịch Phật. Do vậy, người ta thường treo đèn, kết hoa và coi đó như một lễ Tết khác. Trong một xóm, người dân thường làm một mâm cỗ chung. Mặt khác, quan niệm “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng” vì đây là rằm đầu tiên của năm, còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. Người dân nêu cao tầm quan trọng của Tết Nguyên Tiêu vì đây là lễ khởi đầu nên quan trọng nhất, để cầu mong một năm làm ăn thuận lợi, gia đình hạnh phúc, đầu xuôi đuôi lọt. Còn các lễ Tết khác như rằm Tháng 7, rằm tháng 8 có ý nghĩ riêng.Thưa ông, hiện giờ, nhiều nhà cúng rằm tháng Giêng từ sau mùng 10 tháng Giêng âm lịch, chứ không cúng đúng ngày 15. Ông nghĩ cúng trước ngày rằm như vậy là đúng hay sai?
- Khi cúng rằm tháng Giêng, người dân Việt Nam thường cố gắng làm cỗ tươm tất để báo cáo với tổ tiên thành quả lao động của mình. Bên cạnh đó, nhân dịp lễ Tết, chúng ta thường bồi bổ cơ thể để có sức khỏe, tái tạo sức lao động. Ngày xưa ở Châu Âu họ nghỉ theo tuần (thứ 7, Chủ nhật). Ở phương Đông không nghỉ theo tuần mà theo 21 tiết khí - theo các ngày lễ. Hai cách nghỉ này của Châu Âu và Phương Đông cân bằng với nhau nên theo cụ Phan Kế Bính, đây là cách lựa chọn sống để trong chuỗi ngày lao động có những ngày nghỉ ngơi. Nghỉ ngày thứ 7, chủ nhật ở Châu Âu hay nghỉ cả tiết khí ở Phương Đông đó tương đương nhau để người ta tái tạo sức lao động của mình.Ở nhiều địa phương, ngày rằm tháng Giêng thường được tổ chức với quy mô lớn, tập trung đông người, tốn nhiều chi phí. Theo ông, việc làm này có gây lãng phí hay không?- Trong rằm tháng Giêng tùy theo phục tục từng nơi mà người dân tổ chức với quy mô khác nhau. Có nơi người ta nhân dịp rằm tháng Giêng đi mộ tổ, tổ chức lễ tế họ vì đây là dịp lễ Tết, thuận lợi về thời gian nên người ta gộp vào. Còn việc tổ chức lễ tế, hay giỗ họ với quy mô lớn là do thường những nơi nào biết chắc ông tổ của mình mất vào ngày nào thì người ta làm lễ vào ngày đó. Nhưng đa số các dòng họ không biết Tổ của mình mất vào ngày nào cả, có những ở ở Hà Tĩnh tế vào rằm tháng Giêng, có họ ở miền Nam làm lễ tế vào rằm tháng 7, có những họ Bắc Ninh tế vào tháng Chạp. Lễ Tết tổ họ thường tập chung vào những lế Tiết để làm, đó là sự lựa chọn.Còn vấn đề lãng phí hay không tùy ở người làm. Trong một chuỗi tiết khi như vậy làm to hơn một chút cũng không lãng phí trừ khi họ quá lạm dụng. Người dân xưa cũng chỉ làm đủ để ăn uống.Xin cảm ơn ông!