Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tái thả 12 cá thể tê tê quý hiếm về môi trường tự nhiên

Kinhtedothi - Sau thời gian chăm sóc đặc biệt, 12 cá thể tê tê quý hiếm vừa được tái thả về tự nhiên tại Vườn quốc gia Cúc Phương.

Thông tin từ Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết, đơn vị vừa phối hợp Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam tổ chức tái thả thành công 12 cá thể tê tê Java về tự nhiên. Đây là những cá thể tê tê được 2 đơn vị cứu hộ từ các vụ vận chuyển, săn bắt và buôn bán trái phép trong tháng 10, 11/2024.

Sau khi giải cứu và đưa về Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam, các cá thể được theo dõi sát tình trạng sức khỏe để đánh giá tốc độ phục hồi, từ đó lên kế hoạch cho các giai đoạn rèn luyện kĩ năng sinh tồn trong tự nhiên, chuẩn bị tốt nhất để chúng có thể tự kiếm ăn, phòng vệ trong môi trường hoang dã. Hệ thống đèn sưởi được bổ sung tại khu vực chăm sóc tê tê nhằm đảm bảo động vật không bị nhiễm lạnh trong mùa đông.

Sau hơn 2 tháng phục hồi, toàn bộ cá thể đều được đánh giá đã đáp ứng đủ điều kiện tái thả, sẵn sàng trở về ngôi nhà tự nhiên. Đặc biệt, trong số các cá thể được tái thả đợt này có một cá thể sinh ra ở Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam, nuôi bộ từ bé cho đến khi thả.

Để có được môi trường tốt nhất cho các cá thể tê tê, trước đợt tái thả, nhóm nghiên cứu bảo tồn của Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam đã thực hiện 3 khảo sát đa dạng sinh học để tìm ra địa điểm tái thả phù hợp.

Hành trình đưa tê tê về với thiên nhiên.

Tê tê Java (tên khoa học là Manis Javanica) được xếp vào danh sách cực kỳ nguy cấp theo Sách đỏ IUCN; thuộc nhóm IB, quy định trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Các hành vi buôn bán trái phép tê tê đều sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự, trong đó tê tê Java thuộc Phụ lục I của Công ước quốc tế CITES, cấm buôn bán xuyên quốc gia và khai thác từ tự nhiên.

Vườn quốc gia Cúc Phương và Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam hy vọng việc tái thả thành công 12 cá thể tê tê quý hiếm về tự nhiên trong những ngày đầu năm mới 2025 sẽ là tín hiệu tích cực giúp lan tỏa thông điệp bảo tồn động vật hoang dã, bảo tồn thiên nhiên, tin tưởng sẽ có nhiều động vật sớm được trở về với ngôi nhà tự nhiên.

Được biết, từ tháng 1/2020 đến nay, Vườn quốc gia Cúc Phương đã tiếp nhận, thực hiện tái thả hàng nghìn cá thể động vật quý hiếm về với tự nhiên.

Hiện Vườn đang chăm sóc 2.737 cá thể thuộc 78 loài khác nhau, trong đó có 51 cá thể tê tê và thú ăn thịt nhỏ, 2.111 cá thể rùa cạn và rùa nước ngọt, 167 cá thể thuộc phân loài linh trưởng quý hiếm, cùng 405 cá thể khỉ, hươu sao, nai, công, gà lôi trắng...

Tái thả động vật hoang dã vì mục đích bảo tồn

Tái thả động vật hoang dã vì mục đích bảo tồn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sạt lở sông ngòi bất thường ở Cà Mau

Sạt lở sông ngòi bất thường ở Cà Mau

13 Jul, 03:00 PM

Kinhtedothi – Thời gian gần đây, nhiều xã, phường của tỉnh Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhân dân. Chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này và mục tiêu bảo vệ tính mạng người dân được ưu tiên hàng đầu

Điện Biên: chủ động ứng phó thiên tai, giảm thiểu thiệt hại mùa mưa lũ

Điện Biên: chủ động ứng phó thiên tai, giảm thiểu thiệt hại mùa mưa lũ

12 Jul, 03:48 PM

Kinhtedothi - Trước diễn biến thời tiết phức tạp, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp tại tỉnh Điện Biên đã chủ động kích hoạt phương án ứng phó, phối hợp chặt chẽ với người dân triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ