Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tâm huyết của người nghệ nhân tài hoa

Kinhtedothi - Xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất xưa nay nổi tiếng với di tích chùa Tây Phương hay đặc sản chè lam - món quà quê thơm dẻo, ngọt ngào, nhưng ít người biết được nơi đây còn có một nghề truyền thống vô cùng độc đáo là đắp nổi phù điêu.
Và một trong những nghệ nhân tiêu biểu nhất đang ngày đêm miệt mài giữ lửa cho nghề này là ông Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1954, ở thôn 8.
Ông Nguyễn Văn Tuấn được phong danh hiệu Nghệ nhân vào năm 2012 và hiện tại, ông đã hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Ông Nguyễn Văn Tuấn được phong danh hiệu Nghệ nhân vào năm 2012 và hiện tại, ông đã hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Tuấn đã được ngồi xem bố và ông nội làm phù điêu đắp nổi, khi ấy chủ yếu là đắp những con giống trong đình, chùa, miếu mạo. Tình yêu với nghề đắp phù điêu lớn dần từ lúc nào không hay, cho đến khi cậu được trải nghiệm những tác phẩm đầu tay. Thế nhưng, suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, nghề truyền thống này ở Thạch Xá bị quên lãng đi và ngày càng ít người theo nghề. Sau năm 1976, rời quân ngũ trở về nhà, nỗi đau đáu giữ nghề đắp phù điêu đã thôi thúc chàng trai trẻ bắt tay trở lại nối nghiệp cha ông. Vừa học hỏi, sưu tầm kinh nghiệm từ lớp thợ giỏi đi trước, anh thanh niên Nguyễn Văn Tuấn vừa tự mày mò, đúc rút kinh nghiệm ngay trên những tác phẩm thực tế để hoàn thiện tay nghề của bản thân...

Tiếng lành đồn xa, ông Tuấn đã được mời đến phục chế, tôn tạo nhiều công trình có giá trị lịch sử, văn hóa. Từ năm 1980 đến nay, với tài năng của mình, ông đã trực tiếp thiết kế, phục chế, tôn tạo hàng trăm tác phẩm tại các công trình di tích lịch sử, văn hóa tâm linh được Nhà nước xếp hạng. Trong đó, tiêu biểu là phục chế đầu đao con giống chùa Tây Phương (Thạch Thất), đắp nổi Rồng chầu mặt nguyệt tại chùa Thầy (Quốc Oai), phục dựng con giống cổ chùa Sóc Sơn, xây cột trụ và đắp hoa văn con giống tại chùa Hòe Nhai, một trong những di tích kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội...

Ông Tuấn chia sẻ, điều đặc biệt nhất của nghề đắp nổi phù điêu ở Thạch Xá là chất liệu. Đó không phải là chất liệu thông thường mà phải được pha trộn rất tinh tế, kỳ công từ giấy dó ngâm với vôi và mật mía. Thứ nguyên liệu này đảm bảo sự bền đẹp, kết dính với tuổi thọ hàng trăm năm, ngay cả trong điều kiện dãi nắng dầm mưa ngoài trời. Hiện nay, ngoài đắp phù điêu nổi những con giống, nghệ nhân Nguyễn Văn Tuấn còn phát triển dòng tranh đắp nổi, sau đó phủ lên một lớp sơn dầu hoặc mực tàu (tranh thủy mạc) khiến cho bức tranh luôn có chiều sâu không gian hệt như một bức tranh 3D. Cũng chính vì thứ chất liệu độc đáo này mà mỗi lần có dịp được trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tranh đắp nổi của nghệ nhân Nguyễn Văn Tuấn lại thu hút rất nhiều khách đến xem, tìm mua. Ông chia sẻ, công đoạn khó nhất của làm tranh đắp nổi là lên ý tưởng bố cục bức tranh, đảm bảo tính hài hòa, có hồn và tỷ lệ không gian được thu lại vào tranh một cách chuẩn xác nhất. Thông thường, để làm ra mỗi bức tranh đắp nổi phải mất hàng chục ngày công, giá bán thấp nhất 4 - 5 triệu đồng.

Một điều rất đáng trân quý ở người nghệ nhân này là khi đã sang bên kia sườn dốc cuộc đời, ông dành tất cả thời gian và tâm huyết đào tạo đội ngũ thợ trẻ kế cận. Dưới sự dìu dắt đầy tận tâm của ông, hàng chục thợ đắp nổi Thạch Xá đã kiên trì, bền bỉ giữ nghề, trong đó có cả người con trai thứ hai sinh năm 1983 của ông. Và thành quả là Hiệp hội làng nghề đắp nổi phù điêu Thạch Xá đã ra đời được 2 năm nay, trở thành nơi trao đổi chuyên môn nghiệp vụ của những người làm nghề. Chia sẻ về con đường mình đã chọn, ông Tuấn tâm sự, hiện nay, việc phát triển làng nghề gặp khá nhiều khó khăn, nếu những người làm nghề đắp phù điêu không đoàn kết giữ nghề thì chẳng mấy chốc nghề truyền thống này sẽ bị mai một. "Chúng tôi phải quyết tâm gìn giữ nghề của cha ông để lại, nếu không sau này những công trình văn hóa tâm linh bị hư hỏng, sẽ lấy ai phục dựng, tôn tạo những giá trị độc đáo ấy?" - ông Tuấn chia sẻ.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sẻ chia một mái nhà, ấm lòng nơi quê mới

Sẻ chia một mái nhà, ấm lòng nơi quê mới

03 Jul, 09:25 PM

Kinhtedothi-Với việc hơn 1.000 cán bộ rời Kon Tum (cũ) về Quảng Ngãi nhận công tác sau sáp nhập tỉnh, chốn ở tạm trở thành nỗi lo lớn nhất. Nhưng chính người dân nơi từng là “đất khách”, nay là quê hương chung, đã mở lòng sẻ chia, đùm bọc nhau như ruột thịt.

Lan tỏa tinh thần phụng sự xã hội

Lan tỏa tinh thần phụng sự xã hội

17 Jun, 06:00 AM

Kinhtedothi - Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, sự thành công của một DN không chỉ nằm ở việc đạt được lợi nhuận cao hay khẳng định vị thế trên thương trường, mà còn ở những giá trị bền vững mà DN mang lại cho cộng đồng và xã hội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ