Tâm huyết, thẳng thắn, trách nhiệm

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVI Đảng bộ TP đã được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi và nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo đội ngũ nhân sĩ trí thức, các nhà khoa học, cán bộ, đảng viên, Nhân dân Thủ đô.

Tâm huyết, thẳng thắn, trách nhiệm – đó là cảm nhận chung từ rất nhiều ý kiến đóng góp gửi về báo Kinh tế & Đô thị thời gian qua, với mong muốn Đảng bộ TP ngày càng trong sạch, vững mạnh, Hà Nội sẽ phát triển bền vững, hiện đại, văn hiến, văn minh, có bản sắc riêng, xứng tầm vai trò, vị trí “đầu tàu” của Thủ đô.
Toàn cảnh buổi Tọa đàm do báo Kinh tế & Đô thị tổ chức chiều 10/ 8.        Ảnh: Thanh Hải
Toàn cảnh buổi Tọa đàm do báo Kinh tế & Đô thị tổ chức chiều 10/ 8. Ảnh: Thanh Hải
 Với tâm thế, tình cảm ấy, cuộc tọa đàm trực tuyến “Góp ý Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ TP Hà Nội” do báo Kinh tế & Đô thị tổ chức chiều qua 10/8, đã tiếp tục thu hút được sự tham gia đông đảo của bạn đọc và đặc biệt là các  vị khách mời là những chuyên gia uy tín như TS Nguyễn Mại
Tâm huyết, thẳng thắn, trách nhiệm - Ảnh 1
Xây dựng cơ chế điều hành vùng Thủ đô

Việt Nam sắp gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm nay. So với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) còn bỏ ngỏ, và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu ÂU (EVFTA) vừa ký kết, AEC cũng là một cơ hội lớn góp phần đem đến 3 đột phá cho nền kinh tế Việt Nam: Tham gia vào thị trường chung hơn 600 triệu dân với GDP tương đương 3.000 tỷ USD; Tự do lưu thông dòng vốn, ảnh hưởng mạnh đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng; Tự do di chuyển các lao động có kỹ năng.

Trước bối cảnh đó, tôi cho rằng, vai trò Thủ đô là vô cùng quan trọng. Là trung tâm chính trị của Việt Nam, Hà Nội có đầy đủ tiềm năng hướng đến phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất miền Bắc và cả nước. Theo đó, để liên kết với các nền kinh tế khác, trở thành một trung tâm ngoại vi, Hà Nội trước hết cần xây dựng một cơ chế điều hành vùng Thủ đô (bao gồm Hà Nội và các tỉnh, TP lân cận).

Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình hội nhập liên kết phát triển, câu chuyện khoa học và công nghệ là đột phá cần thiết với việc hình thành một thị trường khoa học công nghệ kết nối DN và chuyên gia công nghệ. Một trong những quốc gia áp dụng hiệu quả mô hình này là Israel với các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư khởi nghiệp tập trung vào công nghệ cao - một ví dụ điển hình Hà Nội có thể học tập. Hà Nội với Luật Thủ đô sẽ có cơ chế thực sự thúc đẩy quá trình phát triển công nghệ.

TS Nguyễn Mại - Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài
(nguyên Phó Chủ tịch UBND TP, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài); PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ (nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy); TS.KTS Tô Thị Toàn (Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội); TS Nguyễn Minh Phong (Vụ phó, Phó ban Tuyên truyền báo Nhân Dân). Dù kéo dài gần 3 giờ đồng hồ, nhưng cảm giác vẫn khá “thòm thèm” đối với độc giả cũng như các vị khách mời. Đó cũng là điều dễ hiểu, bởi ai cũng muốn Dự thảo Báo cáo chính trị phải là những gì tinh hoa nhất, chắt lọc nhất để Đảng bộ TP đánh giá, phân tích và lựa chọn hướng đi chính xác cho giai đoạn tiếp theo.

Tại cuộc tọa đàm, các ý kiến đều đánh giá: Dự thảo Báo cáo chính trị được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển Thủ đô trong nhiệm kỳ tới. Các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra cho nhiệm kỳ tới thể hiện rõ tinh thần cách mạng tiến công, ý chí, quyết tâm vượt khó, đột phá, phấn đấu vươn lên xứng đáng là “trái tim của cả nước, đầu não chính trị hành chính - quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”. Dự thảo có bố cục truyền thống, được chia làm 3 phần kết hợp với các vấn đề cơ bản, chủ yếu được nêu lên trong từng phần. Bố cục như vậy là hợp lý, giúp người đọc dễ nắm bắt nội dung, những vấn đề cơ bản một cách logic, toàn diện, cùng những khó khăn thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ TP đề ra. Trên cơ sở đó nắm vững mục tiêu, các chỉ tiêu chủ yếu, các khâu đột phá, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết khóa tới nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Chỉ rõ hạn chế

Góp ý cụ thể vào công tác xây dựng Đảng, PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ cho rằng, với các giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI), cần kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ có chức quyền, ngăn chặn lợi ích nhóm, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và Nhân dân đối với Đảng. Đây là vấn đề “trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất”. Trước mỗi kỳ đại hội các cấp, nên chăng công khai danh sách dự kiến vào cấp ủy các cấp để cán bộ, đảng viên và Nhân dân biết. Cần có các giải pháp, biện pháp cụ thể tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc và Nhân dân tham gia đánh giá cán bộ. Đồng tình quan điểm này, TS Nguyễn Minh Phong đề nghị phải thêm các giải pháp để ngăn chặn, phòng ngừa tham nhũng. Đi sâu về lĩnh vực kinh tế, nguyên
Tâm huyết, thẳng thắn, trách nhiệm - Ảnh 2  
Đánh giá sát hơn với thực tế

Về lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, theo tôi trong Dự thảo Báo cáo chính trị đã được đánh giá nghiêm túc và thẳng thắn. Tỷ lệ đảng viên hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như sự phân loại tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ là khá cao. Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh là 74,6%, hoàn thành tốt nhiệm vụ là 18,15%, hoàn thành nhiệm vụ là 7,01%, yếu kém chỉ chiếm 0,24%.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có những cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhưng hiệu quả công việc chỉ ở mức trung bình, không tạo dấu ấn, không có bước đột phá trong cả nhiệm kỳ. Như vậy, việc phân loại chưa phản ánh đúng thực chất các tổ chức Đảng hiện nay. Ngay cả chỉ tiêu Đại hội XVI đề ra, cũng không phải như tư duy thông thường nhiệm kỳ sau phải cao hơn nhiệm kỳ trước, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đạt xấp xỉ 75% tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, song nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong Dự thảo Báo cáo chính trị dự kiến tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh cũng chỉ đạt 50% là thực tế, chứ không phải là 75% như con số đã đạt.

PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ - Nguyên Trưởng ban - Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mại phân tích: Vấn đề của Hà Nội không chỉ là vấn đề nội bộ, phải xem xét những thành tựu đạt được với mục tiêu 5 năm qua với các nước trong khu vực, thế giới nửa thập kỷ qua như thế nào. So sánh tốc độ phát triển của Hà Nội với các đô thị trên thế giới để từ đó đề ra các giải pháp theo kịp đà tăng trưởng. Trong bối cảnh hội nhập cao, ông Nguyễn Mại cho rằng, vai trò Thủ đô là vô cùng quan trọng. Đi đôi với đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, Hà Nội cần xây dựng cơ chế điều hành vùng Thủ đô.

TS Nguyễn Minh Phong cũng đề nghị dự thảo cần đánh giá thêm những hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân bất cập trong trong thu hút FDI và phát triển liên kết kinh tế của Hà Nội với các địa phương trong vùng; đánh giá khách quan hơn cơ chế và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ. Đặc biệt, cần đánh giá khách quan hơn công tác tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ cơ quan hành chính các cấp, thận trọng hơn khi cho rằng đã có “chuyển biến về chất lượng”. Đồng thời, cần quy rõ trách nhiệm về những hạn chế trong “công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm kỷ luật của nhiều đơn vị cơ sở chưa được thực hiện thường xuyên, kết quả còn hạn chế; chưa có các biện pháp chế tài đủ mạnh trong việc ngăn chặn, xử lý kịp thời các sai phạm và biểu hiện tiêu cực xảy ra trên địa bàn Thủ đô” như Dự thảo đã nêu. “Những đột phá và giải pháp cần tập trung gỡ các nút thắt, tạo nhiều kỳ vọng mới và bảo đảm mới cho sự phát triển Thủ đô ngày càng nhanh, hiện đại và bền vững hơn”, TS Nguyễn Minh Phong nói.

Gợi mở tâm huyết, trách nhiệm

Một vấn đề quan trọng trong dự thảo cũng được nhiều độc giả và các khách mời quan tâm góp ý là công tác quản lý đô thị. Theo TS.KTS Tô Thị Toàn, quản lý xây dựng đô thị vẫn chưa được chú trọng, xuất hiện nhiều khu vực bị cơi nới, làm xấu bộ mặt đô thị. So với những năm trước tuy có tốt hơn nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, nhiều chỗ có quy hoạch rồi nhưng lại xây dựng không theo đúng quy hoạch; xây dựng không đồng bộ, nhiều khu đô thị đã xây dựng nhưng không có hạ tầng. Mảng nông thôn mới bị lãng quên trong quy hoạch nên các khu ven đô phát triển khập khiễng. Dù Hội Kiến trúc sư có tổ chức nhiều cuộc thi về quy hoạch khu vực nông thôn mới nhưng trên thực tế tình trạng vẫn chưa được cải thiện. Đặc biệt liên quan đến phần quy hoạch “làng trong phố” cũng vẫn bị bỏ ngỏ, nhiều làng cổ trong lòng TP không được bảo tồn gìn giữ bản sắc.

KTS Tô Thị Toàn phân tích: Nguyên nhân do trình độ quản lý hoặc do cơ chế chỉ là một số nguyên nhân khách quan. Sâu xa hơn là do chế độ đãi ngộ chưa cao, chế tài quản lý chưa chặt. Quan trọng hơn là phải chú trọng đến quyền lợi và đặt mục tiêu nâng cao mức sống của người dân. Điển hình như nhiều khu chung cư cũ đã giải tỏa nhiều năm nhưng vẫn chưa bố trí khu nhà ở ổn định cho người dân.

Để khắc phục những hạn chế này, TS Nguyễn Mại đề nghị, Hà Nội nên học tập Singapore theo phương châm “Thế giới thứ nhất trong thế giới thứ ba”, huy động mọi nguồn lực để xây dựng đô thị thông minh và cải thiện triệt để các vấn đề môi trường. Theo đó, Hà Nội nên đặt vấn đề liên kết học hỏi, trao đổi các chuyên gia về vấn đề thể chế và mô hình đô thị cụ thể với chính quyền Singapore. Các quốc gia đều có Luật Thủ đô và cơ chế riêng biệt. Hà Nội nên học tập điểm này, từ đó kiến nghị T.Ư về các cơ chế đặc biệt để giải quyết triệt để những vấn đề đô thị như môi trường, kiến trúc, quy hoạch.

Tham gia về nội dung này, bên cạnh việc đề nghị tăng cường kỷ cương hơn nữa trong công tác quản lý đô thị, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, Hà Nội có lợi thế lớn khi có sông Hồng bao quanh, nhưng kiến trúc hai bên lại chưa được chú trọng. “Phải bổ sung trong Dự thảo Báo cáo chính trị một câu “là đô thị hướng ra sông Hồng”, như vậy Hà Nội mới thực sự đẹp” - ông Phong nhấn mạnh.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần