80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tấn công lừa đảo vào tài chính, ngân hàng gia tăng

Kinhtedothi - Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) nhận định tấn công có chủ đích bằng mã độc tống tiền (ransomware) vào các ngành tài chính, ngân hàng sẽ gia tăng.

Theo báo cáo, tấn công bằng mã độc tống tiền - ransomware đã tăng mạnh trong năm 2021 và sẽ tiếp tục phát triển. Chuyên gia đánh giá tỷ lệ lây nhiễm ransomware lớn trong thời gian qua phần lớn do sự gia tăng của các nền tảng học tập và làm việc trực tuyến.

Tấn công lừa đảo vào tài chính, ngân hàng gia tăng

Chuyên gia của VSEC nhận định, chuyển đổi số tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, nhưng để phát triển bền vững thì chuyển đổi số phải đi song song cùng an toàn thông tin.

Tuy nhiên, nhiều tổ chức, doanh nghiệp chưa thật sự chú tâm vào công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng. Điều này trở thành điểm yếu để tin tặc tiếp tục lợi dụng, phát tán mã độc tống tiền.

Phân tích của các chuyên gia cho thấy, đại dịch Covid-19 đã và đang khiến nhu cầu giao dịch, thanh toán, tặng quà trên môi trường Internet tăng mạnh. Điều này vô tình tạo tiền đề cho nhiều nhóm hacker gia tăng hoạt động lừa đảo nhằm vào người dùng của các dịch vụ ngân hàng online, ví điện tử.

Nhắm vào nhận thức an toàn thông tin còn hạn chế của nhiều người dùng và giá trị lợi ích mà nó mang lại, hình thức tấn công lừa đảo này còn phát triển mạnh trong năm 2022. Khi có thông tin cá nhân, hacker có thể tấn công vào các tổ chức, doanh nghiệp mà cá nhân đó làm việc, sử dụng dịch vụ.

Các chuyên gia VSEC khuyến nghị việc duy trì giám sát an toàn thông tin mạng và kiểm thử bảo mật liên tục sẽ giúp doanh nghiệp và tổ chức đảm bảo phản ứng nhanh trong trường hợp xảy ra sự cố.

Theo thống kê của Cybersecurity Vetures, trong năm 2021, thiệt hại do tấn công ransomware trên toàn cầu trung bình là 102,3 triệu USD/tháng.

Tại Việt Nam, số lượt máy tính bị virus mã hoá dữ liệu tấn công trong năm 2021 lên tới hơn 2,5 triệu lượt, cao gấp 4,5 lần so với năm 2020, theo khảo sát của Bkav. Đa số người sử dụng vẫn lúng túng, chưa biết cách ứng phó khi máy tính bị mã hoá dữ liệu.

Với năm 2022 và các năm tiếp theo, phân tích của chuyên gia chỉ ra rằng, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các tổ chức doanh nghiệp cũng như rất nhiều cá nhân đang chuyển sang làm việc trực tuyến và đối mặt với nhiều nguy cơ trên không gian mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền.

Chuyên gia Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, Covid-19 khiến các tổ chức, cá nhân sử dụng Internet nhiều hơn, vì thế, các vụ lừa đảo trực tuyến có chiều hướng gia tăng rõ rệt cả trên thế giới và Việt Nam.

Ngoài việc lừa đảo lấy cắp thông tin cá nhân thì giả mạo các tổ chức tài chính - ngân hàng để lừa đảo trực tuyến là nổi cộm hơn cả. Khó khăn nhất là nhiều người sử dụng còn hạn chế về kỹ năng số, kỹ năng an toàn thông tin nên dễ bị lừa gạt.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tạo đột phá phát triển công nghệ cao

Tạo đột phá phát triển công nghệ cao

18 Jul, 05:10 AM

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 đã mở ra không gian pháp lý và cơ chế đặc thù để Hà Nội đẩy mạnh phát triển công nghệ cao – lĩnh vực then chốt trong chiến lược tăng trưởng kinh tế bền vững. Từ việc tháo gỡ những rào cản đầu tư, mở rộng quyền tự quyết cho TP Hà Nội đến việc cho phép thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm… những quy định mới được kỳ vọng sẽ biến Hà Nội thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu cả nước.

Phấn đấu phủ sóng 68.457 trạm 5G và thử nghiệm thiết bị 6G

Phấn đấu phủ sóng 68.457 trạm 5G và thử nghiệm thiết bị 6G

16 Jul, 09:15 AM

Kinhtedothi - Hạ tầng viễn thông Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng tốc với mục tiêu xây dựng 20.000 trạm 5G trong năm 2025, hướng tới phủ sóng 90% dân số. Song hành, các doanh nghiệp công nghệ lớn chuẩn bị lộ trình sản xuất, thử nghiệm thiết bị 6G trên mạng thực tế từ năm 2028, mở ra chương mới cho chuyển đổi số quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ