Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tân Dân giàu lên nhờ nghề truyền thống

Kinhtedothi - Nhờ phát triển nghề mộc truyền thống, nhiều gia đình ở xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên có thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm. Nghề mộc cũng đang đem lại nguồn thu chính cho địa phương, góp phần phát triển kinh tế, xã hội nơi đây.
Nghề mộc góp phần nâng cao thu nhập cho người dân xã Tân Dân. Ảnh: Phương Nga
Thu nhập ổn định
Về Tân Dân, dọc hai bên đường vào xã là hình ảnh những ngôi nhà cao tầng, biệt thự san sát mọc lên. Cùng với đó là những cửa hàng với biển hiệu “đồ gỗ mỹ nghệ” dày đặc, tạo nên dãy phố buôn bán sầm uất. Trong căn nhà 5 tầng khang trang của gia đình, anh Phan Văn Túc, thôn Đại Nghiệp dành cả tầng 1 làm nơi sản xuất và trưng bày sản phẩm. Theo chia sẻ của anh Túc, tính đến nay gia đình anh đã vào nghề mộc được xấp xỉ 20 năm. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng anh Túc vẫn luôn tin tưởng rằng, kinh tế gia đình có được như ngày hôm nay đều là nhờ nghề mộc truyền thống. “Doanh thu của xưởng nhà tôi có tháng lên tới vài ba tỷ đồng nhưng cũng có tháng chỉ được một vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên, trung bình mỗi năm gia đình cũng để ra được xấp xỉ 1 tỷ đồng” – anh Túc chia sẻ.

Ngay bên cạnh nhà anh Túc là cơ sở mộc Oanh Khoa rộng 300m2. Để duy trì hoạt động, chủ cơ sở phải thuê gần 20 công nhân, với mức lương trung bình từ 7 – 8 triệu đồng/tháng cho thợ phụ, đối với thợ chính có mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng. Trung bình mỗi tháng, cơ sở mộc Oanh Khoa có doanh thu xấp xỉ 1 tỷ đồng, trừ chi phí cũng lãi được trên dưới 50 triệu đồng/tháng. “Nói thành công thì chưa dám khẳng định, nhưng hiện tại nghề mộc mang lại cuộc sống ổn định cho gia đình tôi cũng như nhiều hộ dân khác tại địa phương” – chị Oanh, chủ cơ sở mộc Oanh Khoa cho hay.

Giải bài toán mặt bằng sản xuất

Hiện nay, toàn xã Tân Dân có 7 thôn thì cả 7 thôn đều làm nghề mộc, với khoảng 2.500 hộ và đã được công nhận làng nghề. Sản phẩm chủ yếu của làng nghề là các loại đồ gỗ cao cấp như sập, tủ thờ, tranh, bàn, ghế… với những đường nét, hoa văn chạm trổ tinh xảo gắn với các tích truyện dân gian. Nguyên liệu để làm ra các sản phẩm chủ yếu là gỗ gụ, gỗ hương, ngoài ra còn có các loại gỗ mới nhập khẩu từ Lào, Campuchia… Với sự đa dạng về chủng loại và mẫu mã, những sản phẩm gỗ gia dụng của người dân làng nghề Tân Dân đã và đang chiếm lĩnh thị trường tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Bên cạnh đó, những sản phẩm tinh xảo, chất lượng còn được xuất khẩu sang nước ngoài.

Phó Bí thư Đảng ủy xã Tân Dân Phan Văn Tiên cho biết: Thu nhập từ những cơ sở làm nghề mộc rất khá, với những cơ sở kinh doanh lớn có thể có thu nhập vài tỷ đồng/năm, còn mức thu nhập 300 – 500 triệu đồng/năm từ nghề mộc là phổ biến. Hiện nay, nghề mộc đã đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân trong xã. Tuy nhiên, hiện nay người sản xuất tại đây vẫn đang gặp khó vì thiếu mặt bằng sản xuất. Hầu hết các hộ đều tận dụng không gian sinh hoạt làm nơi sản xuất nên rất khó mở rộng diện tích. Cũng vì không có mặt bằng nên nhiều hộ phải tập kết nguyên liệu tràn ra đường giao thông trong thôn, xã… việc này ảnh hưởng tới đi lại của người dân. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề nan giải ở nơi đây. “Địa phương đã có dự án xây dựng khu công nghiệp làng nghề rộng 5ha và chợ nguyên liệu gỗ 7.000m2. Trong năm 2019, chính quyền địa phương sẽ tham mưu với huyện và cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ thi công, góp phần giải quyết bài toán mặt bằng sản xuất cho làng nghề” – ông Tiên khẳng định.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quận Thanh Xuân: nhân rộng các mô hình để xây dựng xã hội học tập

Quận Thanh Xuân: nhân rộng các mô hình để xây dựng xã hội học tập

27 May, 09:56 PM

Kinhtedothi - Với nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo, kết quả thực hiện các mô hình học tập trên địa bàn quận Thanh Xuân trong thời gian qua đã đi vào thực chất và từng bước được nhân rộng. Việc đẩy mạnh các mô hình học tập được xác định là nền tảng xây dựng xã hội học tập.

Xã Văn Tự (huyện Thường Tín): Bứt phá với mô hình Cụm công nghiệp làng nghề hiện đại

Xã Văn Tự (huyện Thường Tín): Bứt phá với mô hình Cụm công nghiệp làng nghề hiện đại

27 May, 08:36 PM

Kinhtedothi - Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề xã Văn Tự, huyện Thường Tín đã và đang trở thành hình mẫu trong phát triển công nghiệp nông thôn bền vững tại Thủ đô, góp phần tạo mặt bằng sản xuất ổn định cho hàng trăm doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và thúc đẩy bảo tồn nghề truyền thống gắn với bảo vệ môi trường.

Ngành GD&ĐT Thanh Oai vun đắp những giá trị nhân văn

Ngành GD&ĐT Thanh Oai vun đắp những giá trị nhân văn

27 May, 07:28 PM

Kinhtedothi – Thành công của năm học 2024 - 2025 là minh chứng cho trí tuệ, tâm huyết và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục huyện Thanh Oai trong hành trình vun đắp những giá trị nhân văn tốt đẹp.

Huyện Thanh Trì: quyết liệt ngăn chặn dịch sởi lây lan

Huyện Thanh Trì: quyết liệt ngăn chặn dịch sởi lây lan

27 May, 06:54 PM

Kinhtedothi - Thời điểm giao mùa với thời tiết mưa - nắng thất thường đang tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát, trong đó có bệnh sởi – một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm dễ lây lan qua đường hô hấp, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Do đó, huyện Thanh Trì đã và đang triển khai quyết liệt nhiều biện pháp nhằm kiểm soát, hạn chế số ca mắc mới và ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan.

Thay đổi rõ nét ở một địa bàn trung tâm

Thay đổi rõ nét ở một địa bàn trung tâm

27 May, 04:43 PM

Kinhtedothi - Là một trong 5 địa bàn được quận Hai Bà Trưng thí điểm triển khai phương án nâng cao chất lượng công tác vệ sinh môi trường (VSMT) đầu năm 2025, phường Nguyễn Du đã có những thay đổi rõ nét.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ